xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

THÀNH PHỐ NGHĨA TÌNH (*): Những người gieo chữ thầm lặng

Bài và ảnh: GIA MINH

Số lượng lớp học tình thương tự phát xuất hiện ngày càng nhiều ở TP HCM với mong muốn rất đỗi nhân văn: Đưa chữ nghĩa đến với con cái của những người nghèo

Tháng 5-2014, quán cơm xã hội Nụ Cười 3 thuộc Quỹ Từ thiện Tình Thương phục vụ suất cơm trưa cho người lao động nghèo với giá 2.000 đồng dời về số 1276 Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP HCM. Trong số những thực khách thường xuyên của quán có chị Lê Thị Lài, 29 tuổi, chồng làm phụ hồ. Chị có 2 con trai 6 tuổi và 3 tuổi, hằng ngày theo mẹ đi bán vé số; đến trưa, 3 mẹ con ghé ăn cơm tại quán.

Điểm tựa của người nghèo, cơ nhỡ

Hai đứa nhỏ mặt mày sáng sủa nhưng hỏi thăm mới hay chưa hề được đến trường. Chị Lài rầu rĩ: “Vợ chồng chạy ăn từng bữa, không đủ tiền lo chuyện học cho tụi nhỏ!”.

Bà Lữ Thị Lệ Nương và nhóm trẻ trong lớp học tình thương bà Mười
Bà Lữ Thị Lệ Nương và nhóm trẻ trong lớp học tình thương bà Mười

Trường hợp của chị Lài không phải cá biệt bởi sau hơn 1 năm hoạt động, những người phụ trách quán Nụ Cười 3 đã tiếp xúc rất nhiều hoàn cảnh như thế. Tuy nhiên, tự lượng sức mình có hạn, ai cũng đành thở dài than rằng “lực bất tòng tâm”.

Nói thế thôi, vẫn cứ vương vấn hoài trong lòng!

Cho đến lần này, xúc động trước hoàn cảnh của mẹ con chị Lài, quán Nụ Cười 3 quyết định nối dài hoạt động thiện nguyện. Ngày 15-9-2014, diễn đàn mang tên “Nụ Cười 3 - Em đến trường” chính thức ra mắt trên trang web của Quỹ Từ thiện Tình Thương, làm nơi giao lưu giữa những người có tấm lòng nhằm giúp những đứa trẻ nhà nghèo có điều kiện học hành đến nơi đến chốn.

Một trong những hoạt động ưu tiên của “Em đến trường” là đồng hành với các lớp học tình thương, cố gắng hỗ trợ hiện vật và hiện kim trong khả năng để giúp những người phụ trách giảm được phần nào gánh nặng lo toan.

Thực tế là những “lớp học tình thương tự phát” xuất hiện ngày càng nhiều ở các phường, xóm với mong muốn đưa chữ đến với con cái của những người đang hằng ngày bươn chải mưu sinh bằng đủ công việc như phụ hồ, lượm ve chai, bán vé số, làm thuê…

Khởi xướng và chăm lo cho các lớp học tình thương này là những người giàu lòng nhân ái, vượt qua biết bao khó khăn về kinh phí và cả về chính danh bởi không phải nơi nào cũng được địa phương sẵn lòng hỗ trợ, dù chỉ về mặt pháp lý. Chỉ chừng ấy thôi cũng cho thấy các lớp học tình thương kỳ vọng vào sự tiếp sức của các tấm lòng tốt trong xã hội như thế nào…

Những tấm lòng đáng kính

Qua dạ cầu Tân Thuận 1, rẽ vào đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), có một lớp học miễn phí tồn tại suốt 15 năm qua: Lớp học tình thương bà Mười.

Thật ngưỡng mộ khi được biết người sáng lập lớp học tuy mang tên rất đài các là Lữ Thị Lệ Nương nhưng chỉ thích được gọi giản dị là “bà Mười”, dù nay tuổi đã ngoài 80 vẫn bền tâm đeo đuổi ý nguyện gieo chữ cho những trẻ em gia đình lao động nghèo.

15 năm đã trôi qua, kể từ những ngày lớp học bắt đầu nhen nhóm trên vỉa hè bên dòng kênh. Đó là khi bà Mười tình cờ nhìn thấy các em nhỏ học trên lề đường với những tình nguyện viên chương trình Mùa hè xanh. Khi chương trình này kết thúc, thương lũ học trò bơ vơ, bà Mười đã đứng ra mở “Lớp học Ba Không” dành cho nhóm trẻ không hộ khẩu, không khai sinh, không học bạ.

Người dân khu vực cầu Tân Thuận đã rất quen với hình ảnh bà cụ tóc bạc phơ hằng ngày rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ đi “gom” trẻ đến lớp. Từ năm 2013, do tuổi già sức yếu, bà Mười đã giao cho Mỹ Phượng, sinh viên Trường ĐH Luật TP HCM, trực tiếp đứng ra quản lý.

Lớp học hiện có 82 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 với 2 giáo viên phụ trách chính, 1 giáo viên hỗ trợ chuyên môn cùng gần 20 tình nguyện viên đang là sinh viên ở các trường ĐH và CĐ.

Nằm bên hông chợ Tân Mỹ, quận 7 cũng có một lớp học tình thương khác được tổ chức khá hoàn chỉnh. Đây là lớp học miễn phí bậc tiểu học dành cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường. Chủ nhiệm là cô Hoàng Oanh, lấy nhà riêng làm lớp học, suốt 16 năm qua đã dồn hết công sức cho việc gieo chữ nhọc nhằn. Tất cả 81 học sinh bậc tiểu học được cấp miễn phí từ tập vở đến bút viết, sách giáo khoa, đồng phục, được đưa vào nền nếp từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử.

Để các học sinh nghèo có được bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, chương trình “Em đến trường” đã mang đến bữa cơm miễn phí cho toàn bộ học sinh vào các trưa thứ hai, tư, sáu. Ngoài ra, “Em đến trường” còn hỗ trợ toàn bộ học phí cho 5 học sinh giỏi có thể tiếp tục học lên lớp 6 sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học tại lớp học tình thương Vinh Sơn.

Kỳ tới: Sống đẹp - Bản sắc của TP HCM

Rất  nhiều người tốt!

Năm 2009, lớp học “không bình thường” đã hình thành trong một xóm lao động rất bình thường tại phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú. Đó là lớp học tình thương Hòa Hảo tại đường Phan Anh. Lớp học này không chỉ dạy chữ miễn phí mà còn “khuyến mãi” thêm bữa cơm chiều dành cho trẻ em nghèo.

img

Chủ xướng lớp học này cũng là một người lao động nhập cư ngoài 50 tuổi - ông Đoàn Minh Hùng (ảnh) - đã thuê căn nhà khoảng 100 m2 vừa làm nơi ở vừa là quán bán cơm chay giá 8.000 đồng/suất để tiện lo bữa tối miễn phí cho học sinh nghèo, đồng thời cũng là nơi dạy học. Học sinh của lớp đa phần là con cháu những người lao động nhập cư, ban ngày tỏa đi tứ phương kiếm sống, chiều về lại tập hợp ở lớp học tình thương để   học chữ. Từ 2 học sinh của những ngày đầu là 2 trẻ bán vé số, đến nay, lớp học đã quy tụ đến trên 100 em, lúc cao điểm lên tới 130 em.

“Em đến trường” đến với lớp học này như mối nhân duyên và đã vận động được một số nhà hảo tâm hỗ trợ phần nào tiền thuê nhà và khoản bồi dưỡng cho 10 thầy giáo là các sinh viên tình nguyện.

Cuộc sống quanh ta có quá nhiều người tốt bụng như thế!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo