xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tệ bạc với môi trường

Phạm Hồ

Hàng loạt cán bộ liên quan đến vụ Formosa chôn hàng trăm tấn chất thải trái phép đã bị xử lý. Nhưng tất cả chỉ bị kỷ luật ở mức... khiển trách. Với mức kỷ luật này thì răn đe được ai trong tình hình môi trường bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng?

Cũng trong thời gian này, dư luận rất bất bình trước thông tin UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất cắt giảm hơn 1.000 ha tại Khu Bảo tồn biển Hòn Cau để nhường biển cho các dự án nhiệt điện. Trước đó, đề xuất này đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bác bỏ nhưng UBND tỉnh Bình Thuận vẫn không... nản chí.

Khu Bảo tồn biển Hòn Cau được các nhà khoa học biển đánh giá là cái nôi sinh trưởng, trung tâm phát triển các nguồn lợi đa dạng sinh học. Khu bảo tồn này có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn về môi trường, kinh tế, xã hội. Vùng biển này một khi bị xâm hại sẽ gây ra hậu quả khôn lường và tác động cự kỳ xấu đến cả vùng biển Nam Trung Bộ. Cách đây không lâu, Nhà máy điện Vĩnh Tân đã đề nghị đổ 1,5 triệu m3 chất thải gần vùng biển này thì nay lại được đề xuất cắt luôn để làm nhiệt điện.

Hai câu chuyện đặt gần nhau lại một lần nữa gợi lên nỗi ám ảnh về những mất mát, nguy hại mà các vùng biển đang gánh chịu. Những hậu quả nặng nề của việc xâm hại môi trường biển đang diễn ra; sự khắc khoải trông vọng về biển của bao ngư dân vẫn đầy xót xa nhưng các cơ quan chức năng ở một số địa phương dường như đã vội quên lãng. Cái giá phải trả cho những vấn đề này vô cùng lớn và chúng ta đang đau xót cho những gì đã mất mát song nguy cơ gây hại môi trường vẫn không ngừng được gieo rắc. Sự hồ hởi của bao người đối với các dự án ngoạm nuốt môi trường này chắc không đơn thuần là phát triển kinh tế địa phương. Và sự cố tình thực hiện dự án cho bằng được - bản thân nó - đã đặt ra nhiều ngờ vực từ dư luận.

Chúng ta đã mất quá nhiều từ thiên nhiên và trả giá quá nhiều từ những gì mà các doanh nghiệp đối xử tệ bạc với thiên nhiên. Bảo vệ môi trường đang là lời kêu gọi từ lương tri và cũng là mệnh lệnh từ những cấp cao nhất của Chính phủ để gìn giữ những gì còn lại và cũng chính là di sản cho thế hệ mai sau. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2016 vừa diễn ra ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập thẳng thắn với các nhà đầu tư nước ngoài về câu chuyện bảo vệ môi trường. Tại đây, chủ tịch doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, bà B. Foote, cũng bày tỏ sự phát triển kinh tế nhanh chóng không cần thiết phải kéo theo các rủi ro về môi trường và sức khỏe người dân. Cùng tâm trạng, nhiều nhà đầu tư khác cũng khẳng định rõ ô nhiễm và suy thoái môi trường là vấn đề nan giải trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Sự lo lắng của người dân là có cơ sở; quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ đã quá rõ ràng và sự cảnh báo của các nhà đầu tư về môi trường rất thiết thực. Vậy tại sao chúng ta phải chấp nhận cách xử lý về hành vi xâm hại môi trường hời hợt, vô trách nhiệm như thế?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo