xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết ngăn chặn tai nạn đường sắt

Thành Đồng

Dù đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng vẫn còn không ít người bất chấp những quy định về an toàn đường sắt

Trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước xảy ra 163 vụ tai nạn giao thông đường sắt khiến 145 người chết, 43 người bị thương. Trong đó, TP HCM xảy ra 8 vụ khiến 5 người chết, 3 người bị thương. Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra tại các điểm giao giữa đường bộ và đường sắt.

Những cái chết không đáng có

Tại hội nghị “Thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt” do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND TP HCM  tổ chức sáng 25-8, Ban An toàn giao thông TP  HCM cho biết: Trong 8 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt nói trên, 2 phường Linh Đông và Hiệp Bình Chánh (quận thủ Đức) xảy ra 4 vụ, khiến 2 người chết; quận Phú Nhuận xảy ra 2 vụ khiến 2 người chết; phường 5 (quận Gò Vấp) xảy ra 2 vụ làm 1 người chết. Như vậy, hầu hết các quận ở TP HCM có đường sắt đi qua đều xảy ra TNGT. Đây là vấn đề đáng báo động.

Một người tử vong khi leo qua hàng rào đường ray lúc tàu hỏa chạy qua Ảnh: GIA MINH
Một người tử vong khi leo qua hàng rào đường ray lúc tàu hỏa chạy qua Ảnh: GIA MINH

Theo Sở GTVT TP HCM, trên địa bàn hiện có 26 đường ngang giao nhau với đường sắt. Trong đó, 6 đường ngang không có người gác. Trong 8 vụ TNGT nói trên, có tới 7 vụ là do người dân ở 2 bên đường sắt leo qua hàng rào hòng tiết kiệm thời gian khi qua đường sắt, bị tàu hỏa cán chết. “Có trường hợp bị tàu hỏa cán chết khi ngồi giữa đường ray” - đại diện Sở GTVT cho hay.

Cũng theo Sở GTVT TP, dù lực lượng chức năng và địa phương đã ra sức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATGT nhưng nhiều người vẫn bất chấp những quy định về an toàn đường sắt. Vì thế, đã xảy ra những cái chết không đáng có.

Đồng tình với quan điểm của Sở GTVT TP, trung tá Đinh Thế Anh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, cho rằng: “Hầu hết các vụ tai nạn đường sắt xuất phát từ ý thức chấp hành quy định về an toàn đường sắt của người dân quá kém”.

Tuy vậy, theo trung tá Anh, không nên đổ hết lỗi cho người đi đường trong các vụ tai nạn đường sắt. Bởi trên địa bàn TP vẫn còn tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt, như kê bàn ghế, phơi quần áo, đổ xà bần, trồng cây... Một số điểm giao cắt bị thu hẹp, tình trạng ùn ứ giao thông vẫn còn xảy ra tại các khu vực có đường giao nhau với đường sắt nên dễ dẫn đến tai nạn. Đây là trách nhiệm của địa phương.

Đã làm đủ cách nhưng khó triệt để

Theo Sở GTVT TP, để an toàn, sở đã hoàn thiện hệ thống biển báo tại các nút giao giữa đường bộ với đường sắt. Đồng thời, bố trí lực lượng thanh niên xung phong trực gác cảnh báo từ 6 giờ đến 22 giờ. Ngoài ra, các địa phương và cơ quan chức năng bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát thường xuyên trong giờ cao điểm. “Nói chung, đã làm mọi cách để hạn chế TNGT đường sắt nhưng vẫn không thể triệt để” - đại diện Sở GTVT TP nhìn nhận .

Ông Vũ Quý Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, thừa nhận cách tốt nhất để hạn chế tai nạn đường sắt là những biện pháp TP HCM đã làm. “Phải xử lý nghiêm các trường hợp bất chấp nguy hiểm, leo trèo qua hàng rào để băng qua đường sắt” - ông Phi nhấn mạnh.

Theo Ủy ban ATGT quốc gia, ngoài việc xử nghiêm những trường hợp vi phạm, các địa phương có đường sắt đi qua cần có giải pháp để không phát sinh đường ngang băng qua đường sắt.

Ông Phi cảnh báo trong 8 tháng đầu năm nay, TNGT đường sắt đã tăng cả về số vụ, số người chết và số người bị thương là đáng báo động. Vì vậy, các địa phương, đơn vị liên quan cần gấp rút tìm biện pháp hạn chế. “Hàng rào ngăn cách giữa đường bộ và đường sắt cần nên nghiên cứu xây cao hơn để không thể leo qua” -  ông Phi đề nghị.

Mức phạt không đủ sức răn đe

Tại điểm a khoản 1 điều 46 NĐ 171/2013/NĐ-CP, người đi bộ có hành vi vượt chắn đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang thì bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng.

Mức phạt này theo nhiều người là quá nhẹ so với hậu quả mà người vi phạm gây ra. Vì vậy, cần tăng mức phạt mới đủ sức răn đe.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo