xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyền hạn của CSGT mặc thường phục

Phùng Kha

Như Báo NLĐ ngày 12-8 đã phản ánh, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên đã đình chỉ 3 tháng đối với thiếu úy Trương Đình Hoàng (Công an TP Thái Nguyên) để điều tra về hành vi sử dụng súng gây chấn thương nặng cho nữ sinh viên Hoàng Thị Trà (sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên)

Đại tá Nguyễn Như Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên, cho rằng việc hai chiến sĩ CSGT mặc thường phục yêu cầu người vi phạm giao thông dừng xe để kiểm tra giấy tờ và sau đó truy đuổi khi họ bỏ chạy là đúng với quy định tại Thông tư 27/2009/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn khi tuần tra, kiểm soát của CSGT Đường bộ.

 
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo NLĐ ngày 12-8, các chuyên gia pháp lý cho rằng hành động của hai CSGT Thái Nguyên không đúng với quy định tại Thông tư 27/2009/TT-BCA.
 
Ngoài ra, cách “hiểu” những quy định trong Thông tư 27/2009/TT-BCA của lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cũng không đúng với quan điểm của lãnh đạo Bộ Công an.
 
img
Nữ sinh Hoàng Thị Trà điều trị tại bệnh viện sau khi bị CSGT Thái Nguyên bắn thủng đùi

Khi thông tư này được ban hành, năm 2009, bên lề kỳ họp Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh đã nói: “Theo Thông tư số 27/2009/TT-BCA của Bộ Công an, việc bố trí cán bộ, chiến sĩ “hóa trang” (mặc thường phục) được thực hiện trong hai trường hợp cụ thể và phải tuân thủ các quy định của ngành, tuyệt đối không được lạm dụng".
 
Bộ Công an quy định CSGT mặc thường phục không được dừng xe để kiểm soát và xử lý vi phạm nên đây không phải là kẽ hở để tội phạm có thể lợi dụng.
 
Chỉ lực lượng công khai mới được dừng xe, xử lý vi phạm theo quy định. Do vậy, trong trường hợp người dân bị người mặc thường phục xưng danh là CSGT đang “hóa trang” làm nhiệm vụ thì có quyền yêu cầu cho xem chứng minh công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân để xác định thật, giả.
 
Khi thấy biểu hiện nghi vấn, người dân có thể yêu cầu được về cơ quan công an hoặc chính quyền nơi gần nhất để làm rõ và giải quyết.
 
Trao đổi với báo chí xung quanh kế hoạch của Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt - Công an TP Hà Nội về thành lập các tổ CSGT “hóa trang” tuần tra phát hiện lỗi vi phạm hồi tháng 4-2010, đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), cũng khẳng định: CSGT mặc thường phục khi làm nhiệm vụ phải thường trực bộ đàm, khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay đến tổ CSGT công khai để phối hợp dừng xe, xử lý; không được tự ý xử lý vi phạm.
 
Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM, khẳng định: Vụ việc CSGT Thái Nguyên mặc thường phục bắn bị thương nặng nữ sinh khiến dư luận thấy rằng quy định tại Thông tư 27/2009/TT-BCA có thể bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện các hành vi cướp, trấn lột... người dân.
 
Bên cạnh đề xuất bổ sung nội dung cấm CSGT mặc thường phục không được yêu cầu dừng xe, xuất trình giấy tờ, không được mang theo vũ khí..., luật sư Nguyễn Văn Hậu còn cho rằng phải quy định rõ các chế tài đối với các cán bộ, chiến sĩ mặc thường phục mà vượt quá quyền hạn của mình hoặc vi phạm các quy định về việc mặc thường phục để tránh việc vi phạm các quy định này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo