xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quên chức phận

Hiếu Nghi

Trong cuộc tiếp xúc cử tri vào sáng 1-8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nói thẳng: “Không tha ai dính sai phạm của Formosa”. Có thể hiểu câu nói trên như một lời cam kết xử lý đến nơi đến chốn những sai phạm của cán bộ, không chỉ riêng vụ Formosa.

Có hàng loạt vụ sai phạm của các doanh nghiệp, của cán bộ tại nhiều địa phương trong cả một thời gian dài nhưng những cơ quan chức năng không hề biết. Rừng Tây Nguyên bị phá tan tành bao năm qua nhưng lãnh đạo các địa phương vẫn “bất ngờ” khi Thủ tướng Chính phủ lên tiếng. Nhà máy ngàn tỉ đồng xây xong đắp chiếu nhưng người đề xuất xây dựng “không hiểu sao” nó lại kém hiệu quả như thế...

Thật ra, cách nói đó chỉ là sự lấp liếm khi mà những lãnh đạo trên chẳng còn lời nào ngụy biện cho các sai phạm rành rành trước mắt, không còn giấu giếm được ai. Cho rằng mình bất ngờ để có được cảm giác vô can trước vụ việc; tưởng chừng như mình cũng là “nạn nhân” của sai phạm như bao người khác và có vẻ như dễ nhận được sự thông cảm hơn.

Không biết sao được khi những vấn đề trên thuộc sự quản lý của họ, diễn ra hằng ngày trước mắt bao người. Địa phương nào cũng có bộ máy chức năng hùng hậu phụ trách từng lĩnh vực cụ thể; lực lượng thanh tra quần thảo suốt ngày thì làm sao không biết những gì đang diễn ra. Chỉ cần người dân đổ một đống cát sửa nhà, lập tức có cán bộ xuống “hỏi thăm” ngay thì những việc động trời như trên làm gì mà chẳng biết!? Đó là chưa kể khi người dân phát hiện tiêu cực, gọi đến đường dây nóng, gửi đơn thư phản ánh nhưng hết tháng này đến năm nọ cũng chẳng được đoái hoài.

Cán bộ lãnh đạo địa phương phải quản lý được địa bàn của mình. Đây là trách nhiệm và là thước đo năng lực của cán bộ. Cho dù có bất ngờ trước những tiêu cực đi nữa thì cán bộ liên quan phải chịu trách nhiệm chứ không thể cứ ra rả rút kinh nghiệm rồi xuề xòa cho qua. Khi có sai phạm xảy ra mà không xử lý thì hoặc là năng lực của cán bộ quá kém hoặc cán bộ đã bị tác động phải im lặng. Cả hai trường hợp đều cần phải loại ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước để đề bạt những người có trách nhiệm hơn. Chúng ta có đầy đủ quy định pháp luật về vấn đề này, có đầy đủ bộ máy kiểm tra, xử lý từng vấn đề, người dân cũng mong muốn minh bạch, thẳng thắn từng vụ việc cụ thể thì chẳng có lý do gì du di mãi cho những cán bộ luôn “ngơ ngác” với những tiêu cực.

Trong bài phát biểu đầu tiên sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hứa rất rõ “phải có trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân...”. Cán bộ dù ở bất cứ vị trí nào, khi nhận đồng lương thì phải biết đó chính là trách nhiệm đối với người dân đã đóng thuế. Khi cán bộ thực hiện chức phận của mình thì đó không phải là sự hy sinh gì lớn lao mà đơn thuần là sự sòng phẳng. Bao người đóng thuế, trong đó có cả những nông dân một nắng hai sương, những đứa trẻ lê la hè phố bán từng tờ vé số... để trả lương cho cán bộ nhưng cán bộ thiếu trách nhiệm với công việc thì đó chính là sự vô ơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo