xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện mắc ca cổ thụ

Bài và ảnh: Minh Hải

Mới đây, nhiều nhà nghiên cứu đã hết sức bất ngờ khi phát hiện một cây mắc ca lâu đời tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cây mắc ca chỉ du nhập nước ta cách nay khoảng 20 năm. Vài năm gần đây, mắc ca được xem là “cây tỉ đô” đầy triển vọng, nhất là với vùng Tây Nguyên.

ThS Lương Văn Dũng, Phó Khoa Sinh Trường ĐH Đà Lạt, là người đầu tiên phát hiện và tiến hành nghiên cứu mắc ca cổ thụ tại biệt thự số 26 Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt (do Công ty CP Cadasa quản lý). “Do sống gần biệt thự 26 nên từ nhỏ, tôi đã biết ở đó có một cây rất lạ. Năm 1995, khi là sinh viên Trường ĐH Đà Lạt, được học cách phân loại thực vật, tôi nhớ đến cổ thụ gần nhà nhưng vẫn chưa biết là cây gì. Đến khi mắc ca được trồng đại trà ở Việt Nam từ năm 2006, tôi mới biết nó là cây rất có giá trị” - ông nhớ lại.

 

Cây mắc ca có tuổi đời trên 40 năm ở Đà Lạt
Cây mắc ca có tuổi đời trên 40 năm ở Đà Lạt

 

Qua khảo sát sơ bộ của ThS Dũng và đoàn nghiên cứu lâm nghiệp thì cây mắc ca này có đường kính khoảng 40 cm, cao gần 20 m và có tuổi đời trên 40 năm. “Có thể khẳng định đây là cây mắc ca xuất hiện sớm nhất, to nhất tại Việt Nam” - ông Dũng nhấn mạnh. Mắc ca cổ thụ này đang nở những chùm hoa trắng muốt hình đuôi sóc rất đẹp, nhiều cành đã cho trái rất to.

Theo bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công ty CP Cadasa, mắc ca cổ thụ ở biệt thự 26 vẫn ra hoa kết trái đều đặn nhưng nhiều người không biết sử dụng. “Cây mắc ca này đã bị người ta cưa mất 2 nhánh to. Biết được ý nghĩa và giá trị của nó, Cadasa sẽ cố gắng bảo vệ” - bà khẳng định.

ThS Dũng phán đoán cây mắc ca ở biệt thự 26 có thể được trồng từ trước năm 1975. “Loại cây này có nguồn gốc ở Úc, sau đó người Mỹ mang đến trồng ở đảo Hawaii. Trước đây, biệt thự 26 là nhà công vụ nên rất có thể một người Mỹ nào đó đã đem giống mắc ca sang trồng để làm cảnh, tạo bóng mát. Với tuổi đời lên tới trên 40 năm, cây mắc ca này có ý nghĩa rất lớn về mặt nghiên cứu khoa học để phát triển kinh tế” - ông phấn khích.

ThS Dũng lý giải do được trồng ở Đà Lạt từ lâu nên mắc ca cổ thụ này đã thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất cao nguyên, trở thành cây bản địa. “Đây chính là nguồn giống quý dùng để ghép vào các gốc mắc ca chưa thuần chủng nhằm tạo ra một dòng mới nhanh chóng thích nghi với điều kiện nước ta” - ông Dũng vui mừng.

 

Hoàng hậu của các loại hạt

Mắc ca (tên đầy đủ: macadamia) là một giống cây trồng khá mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những năm gần đây, với giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong các loại quả khô, được mệnh danh là “Hoàng hậu của các loại hạt”. Theo nhiều nghiên cứu, hạt mắc ca chứa loại dầu béo không no, có vị thanh bùi, rất tốt cho sức khỏe.

Tại các nước phát triển, hạt mắc ca được tiêu thụ ngày càng tăng và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Việt Nam đã hướng tới nhân rộng, phát triển diện tích trồng cây mắc ca nhưng việc lai tạo giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc phát hiện mắc ca cổ thụ này có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo