xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phá rừng khi chưa được phép khai thác khoáng sản

Bài và ảnh: Vĩnh Quyên

Sau khi xảy ra vụ chặt hạ cây ở khu vực đầu nguồn Khe Đương, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mới cấp phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Bông Sen Vàng

Đã hơn một tuần kể từ ngày xảy ra vụ tàn phá rừng đầu nguồn Khe Đương, xã Hòa Bắc nhưng tới nay, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang (TP Đà Nẵng) vẫn chưa có

báo cáo chính thức về việc kiểm tra cũng như xử lý tập thể và cá nhân liên quan để gửi cơ quan chức năng.

Triệt hạ cây trong… khu quản lý

Sáng 10-6, ông Đặng Phú Hành, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, cho biết đã yêu cầu hạt kiểm lâm huyện khẩn trương báo cáo vụ chặt hạ diện tích rừng đầu nguồn Khe Đương. Ông Hành cũng yêu cầu hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện, chủ tịch UBND xã Hòa Bắc kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng đầu nguồn tại Tiểu khu 29 thuộc khu vực Khe Đương.

Trong khi đó, ông Lê Đình Thám, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hòa Vang, khẳng định: "Sau khi nhận được phản ánh của người dân địa phương, ngày 1-6, đơn vị đã lập tổ công tác, trực tiếp đến hiện trường kiểm tra vụ việc. Qua kiểm tra ban đầu, phát hiện các thanh gỗ được chôn xuống đất và cột vào nhau để làm lán trại nhưng chưa hoàn thành. Kiểm tra vị trí này và các khu vực xung quanh, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm 12 gốc cây nhưng toàn bộ số gỗ đã bị "lâm tặc" tuồn ra ngoài với tổng khối lượng khoảng gần 13 m3.

Đối chiếu với ranh giới giao rừng cho Công ty TNHH Bông Sen Vàng tại Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 21-4-2017 của UBND TP Đà Nẵng về việc thu hồi 21 ha rừng giao cho Công ty TNHH Bông Sen Vàng để trồng rừng, quản lý bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh thì trong 13 cây bị chặt hạ trên có tới 9 cây nằm trong diện tích giao cho công ty và chỉ có 4 cây ở ngoài.

Phá rừng khi chưa được phép khai thác khoáng sản - Ảnh 1.

Hạt Kiểm lâm huyện Hòa Vang kiểm tra hiện trường rừng bị phá tại Khe Đương

Theo ông Lê Đình Thám, việc công ty tự chặt hạ cây gỗ khi chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng là trái quy định pháp luật. Hạt kiểm lâm huyện đã yêu cầu công ty giữ nguyên hiện trường. "Hạt Kiểm lâm huyện Hòa Vang sẽ tiếp tục làm việc với Công ty TNHH Bông Sen Vàng để làm rõ trách nhiệm quản lý lâm phần được giao; qua đó xác minh, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật" - ông Thám nhấn mạnh.

Điều đáng nói, người dân địa phương khẳng định dẫn vào hiện trường chỉ có một con đường mòn dài khoảng 1 km và bắt buộc phải đi qua lán trại của Công ty TNHH Bông Sen Vàng nên không thể có chuyện "lâm tặc" vào chặt hạ cây gỗ do đây là diện tích rừng được TP giao cho công ty quản lý. Hơn nữa, những cây bị chặt hạ có giá trị không cao và đường kính thân không quá lớn.

Ông Phạm Văn Mạnh, đại diện Công ty TNHH Bông Sen Vàng, khẳng định công nhân của công ty chỉ chặt hạ 4 cây gỗ tạp đang bị bọng, dễ gãy đổ để mở rộng tuyến đường mòn cũ; còn các cây gỗ khác công ty không hề chặt.

Cấp phép khai thác khoáng sản tại điểm "nóng"

Theo tài liệu mà chúng tôi có được, chỉ vài ngày xảy ra vụ chặt hạ cây gỗ ở khu vực đầu nguồn Khe Đương, đến ngày 1-6, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ký Quyết định số 2943 về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty TNHH Bông Sen Vàng tại Khe Đương. Cụ thể, diện tích được giao cho công ty bảo vệ, khai thác và quản lý là 21 ha; thời hạn khai thác 10 năm kể từ ngày ký quyết định.

Khó hiểu là quyết định cấp phép trên lại mâu thuẫn với Quyết định 2188/QĐ-UBND ngày 21-4-2017 của UBND TP Đà Nẵng về việc thu hồi rừng giao cho Công ty TNHH Bông Sen Vàng để trồng rừng, quản lý bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh cũng với diện tích 21 ha tại khu vực Khe Đương. Như vậy, trong một thời gian ngắn, UBND TP lại ra 2 quyết định liên quan đến Công ty TNHH Bông Sen Vàng.

Về vấn đề trên, ông Đặng Phú Hành tỏ ra bất ngờ và cho rằng trước đây, khu vực Khe Đương là điểm nóng về tình trạng khai thác vàng trái phép. Nhiều lần, UBND huyện cử lực lượng mật phục đánh sập nhiều hầm và mỏ được đào trái phép.

Theo đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) huyện Hòa Vang, giữa tháng 5 vừa rồi, đơn vị đã lập đoàn kiểm tra lên Khe Đương và cho đánh sập nhiều hầm vàng trái phép. Đoàn cũng phát hiện Công ty TNHH Bông Sen Vàng đã lên khu vực này để "tiếp quản" các hầm và mỏ cũ do Công ty Khai thác vàng Trường Sơn để lại hơn một năm nay. Sau khi nhận được giấy phép khai thác khoáng sản vào ngày 1-6, công ty bắt đầu đưa hơn 10 công nhân cùng máy móc lên tập kết tại 4 lán trại được dựng tạm quanh mỏ vàng Khe Đương.

"Mặc dù có giấy phép nhưng công ty không thể khai thác vì chưa được phép nổ mìn do Bộ Quốc phòng cấp. Vì vậy, trong thời gian này, nếu Công ty TNHH Bông Sen Vàng tiến hành khai thác vàng thì chính quyền huyện có quyền xử lý" - đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo