xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Níu" quy hoạch lúa gạo để cho ai xuất khẩu gạo thì được xuất

Thế Dũng

(NLĐO)- Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Động cho biết Bộ Công Thương từng muốn giữ lại quy hoạch sản phẩm như quy hoạch lúa gạo để muốn cho ai xuất khẩu gạo thì được xuất.


Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng quy hoạch lúa gạo, cá rô phi là hết sức phí lý mà hãy để thị trường điều tiết - Ảnh chụp lại màn hình

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng quy hoạch lúa gạo, cá rô phi là hết sức phí lý mà hãy để thị trường điều tiết - Ảnh chụp lại màn hình

Sáng nay, 16-9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến dự án Luật Quy hoạch.

Ký tờ trình dự án Luật Quy hoạch, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết quy hoạch được lập quá nhiều nhưng chất lượng quy hoạch thấp, quy hoạch không gắn với nhu cầu sử dụng cũng như nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi gây lãng phí nguồn lực của đất nước.

Tình trạng lập quy hoạch quá nhiều, nhưng không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực đang diễn ra ở tất cả các bộ, ngành, địa phương và ngày càng có xu hướng gia tăng. Từ “quy hoạch” thường xuyên bị lạm dụng, nhiều ngành, lĩnh vực chỉ cần xây dựng các đề án, chương trình phát triển hoặc xây dựng tiêu chí để quản lý và đưa ra những dự báo, định hướng, chính sách phát triển cũng được lập thành quy hoạch gây lãng phí nguồn lực. Nhiều quy hoạch vùng được lập nhưng không rõ đối tượng quản lý, không quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện nên không thể triển khai thực hiện được.

Cũng theo Bô KH-ĐT, quy hoạch thiếu gắn kết, không thống nhất và còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch.

Tờ trình của ngành KH-ĐT cũng cho rằng quy hoạch không phù hợp với các quy luật, nguyên lý kinh tế thị trường nên không phát huy được hiệu quả, ngược lại còn cản trở thu hút đầu tư và gây trở ngại cho phát triển KT-XH. “Đã có quy hoạch sản phẩm bị sử dụng là bằng chứng bất lợi cho Việt Nam trong vụ kiện chống bán phá giá, gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Không ít loại quy hoạch sản phẩm được sử dụng như một dạng "giấy phép con" trong thủ tục hành chính gây cản trở hoạt động về đầu tư, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân”- Bộ KH-ĐT khẳng định.

Mặt khác việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bị buông lỏng, chưa xử lý kịp thời và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo điều hành. Nhiều dự án được xác định “ưu tiên đầu tư” trong quy hoạch bị “treo”, không được triển khai thực hiện hoặc chậm triển khai .

Bảo vệ quan điểm quy định theo hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông cho biết, từ trước đến nay từng bộ, ngành đều dựa trên luật chuyên ngành có quy định rất là chung là chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch về vấn đề này, vấn đề kia, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn do không làm tích hợp.

Theo đó, quy trình là các bộ ngành bằng chuyên môn của mình đứng ra bảo vệ quy hoạch từng có trước đây nhưng chịu sự cọ xát, tranh luận với đối tượng, địa phương khác chịu ảnh hưởng. “Ở Hà Nội có trường hợp bà con ở một huyện ngoại thành sau 9 năm không có đất kinh doanh. Theo quy định khi chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị thì phải tạo quỹ đất cho bà con ở đó kinh doanh để đảm bảo an sinh. Tuy nhiên, quy hoạch của Sở TN-MT “chênh” với Sở Quy hoạch nên không giao được đất cho bà con” – Thứ trưởng Đặng Huy Đông nêu ví dụ.

Theo ông Đông, Bộ KH-ĐT có làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban đầu có khác biệt ý kiến rất nhiều nhưng sau khi trao đổi, hiểu nhau hơn thì lần lượt các bộ đồng thuận nên mới đạt được số phiếu đó. Chính phủ khoá này cũng đồng thuận nhiều nhưng do có 1 ý kiến quan trọng nên một số đại diện cơ quan suy nghĩ lại. Vì vậy, cơ quan soạn thảo đề xuất 2 phương án về hệ thống quy hoạch để cùng thảo luận.

Lý do có 2 phương án, như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng là khi Bộ trình để thẩm định chỉ có 1 phương án là về quy hoạch tổng thể quốc gia, khi đưa ra thì có 1 ý kiến đề xuất thêm 1 ý kiến trước phiên họp Chính phủ 2 ngày và buộc chúng tôi phải đưa ra thêm 1 phương án nữa vào. “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói để rộng đường dư luận thì cứ trình 2 phương án ra QH”- ông Đông chia sẻ.

Đại diện cơ quan soạn thảo cũng khẳng định Bộ KH-ĐT không có ý định xây dựng luật này nhằm “kéo” thêm quyền về bộ để quản lý.

“Bộ Công Thương từng muốn giữ lại quy hoạch sản phẩm như quy hoạch sản xuất, kinh doanh lúa gạo để muốn cho ai xuất xuất thì xuất. Chúng tôi có nói trong kinh tế thị trường mà anh quy hoạch để người này được xuất khẩu gạo, người kia không được thì không đúng. Có chăng chỉ quy định điều kiện thế nào đáp ứng được thì được làm thôi. Ngay cả cá tra, cá rô phi cũng có quy hoạch như vậy, thật vô lý. Bây giờ thị trường không chỉ trong nước mà còn là quốc tế, không chỉ dừng ở con số hiện nay, nếu ta biết làm tiếp thị sản phẩm, đưa ra nhiều món ăn khác nhau về con cá thì số lượng, nhu cầu sẽ khác. Vậy nên nếu đưa ra mà không quản lý được quy hoạch kiểu thế thì không đúng. Vậy nên sau đó bộ Công thương đã đồng ý bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm”- ông Đông thẳng thắn.

Đồng tình, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng cho biết có sự nhất trí cao về bỏ quy hoạch sản phẩm vì nó không thích nghi cơ chế thị trường, tạo ra kẽ hở, tiêu cực, cơ chế xin – cho và và không phù hợp thực tế. "Bây giờ thị trường cần bao nhiêu sản phẩm thì khi đó cung – cầu quyết định chứ không phải do ông kế hoạch đề ra năm nay sản xuất 10 tấn thóc hay 10 tấn tôm, không phải như vậy" - ông Lưu nói.

Trưởng Ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cũng ủng hộ việc xoá bỏ quy hoạch lĩnh vực. “Như quy hoạch sân golf khiến cho doanh nghiệp chạy đi, chạy lại rất khổ. Quy hoạch cũng tạo ra cơ chế “xin-cho””- ông Giàu bình luận.

Đề xuất 2 phương án hệ thống quy hoạch

Phương án 1:

- Cấp quốc gia: Quy hoạch ngành quốc gia. Danh mục các ngành quốc gia lập quy hoạch quy định tại Phụ lục 1 của Luật này; Tùy theo yêu cầu phát triển Thủ tướng Chính phủ quyết định lập một số quy hoạch ngành cần thiết.

- Cấp vùng: Quy hoạch vùng. Chính phủ quy định chi tiết các vùng phải lập quy hoạch; Tùy theo yêu cầu phát triển Thủ tướng Chính phủ quyết định lập một số quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh cần thiết.

- Cấp tỉnh: Quy hoạch đô thị, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng; Quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.

- Tổng thể quy hoạch quốc gia.

Phương án 2:

- Cấp quốc gia: Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch ngành quốc gia. Danh mục các ngành quốc gia lập quy hoạch quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.

- Cấp vùng: Quy hoạch vùng. Chính phủ quy định chi tiết các vùng phải lập quy hoạch.

- Cấp tỉnh: Quy hoạch tỉnh.

- Quy hoạch đô thị, nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo