xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhập dược liệu như… nông sản

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Hơn 80% trong số 60.000 dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam được nhập khẩu, trong đó một số lượng lớn dược liệu nhập dưới dạng nông sản hoặc đăng ký sản xuất mỹ phẩm nhưng sau đó dùng để làm thuốc

Hội nghị tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu đã được Bộ Y tế tổ chức ngày 14-9, tại Hà Nội. Các báo cáo tại hội thảo cho biết phần lớn dược liệu sử dụng trong nước phải nhập khẩu nhưng chất lượng đang ngoài tầm kiểm soát.

Khó chặn dược liệu rác

TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, cho biết dược liệu dùng cho sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn chưa bảo đảm chất lượng. Hơn 80% trong số 60.000 dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam là nhập khẩu, đa số lại nhập theo đường tiểu ngạch. Đáng chú ý là có một số lượng lớn dược liệu được nhập như nông sản hoặc đăng ký sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn để làm thuốc nhưng khi bán về các địa phương, các công ty lại dùng để làm thuốc.

Còn theo PGS-TS Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền - Bộ Y tế, từ tháng 3-2016 đến này, cục mới cấp 14 giấy phép nhập khẩu dược liệu cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước, với tổng số 1.400 tấn trong khi nhu cầu sử dụng thực tế lớn gấp nhiều lần. Điều này cho thấy tình hình dược liệu vận chuyển lậu đang diễn biến rất phức tạp.

Kiểm nghiệm chất lượng dược liệu tại Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
Kiểm nghiệm chất lượng dược liệu tại Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương

Kết quả kiểm tra chất lượng dược liệu từ năm 2012-2015 trên thị trường và trong bệnh viện, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều dược liệu bị làm giả, dược liệu kém chất lượng. Trong các cơ sở kinh doanh dược liệu đều có 2 loại: một loại có chất lượng tốt, đúng loài; một loại không đúng hoặc có chất lượng không tốt.

Không chỉ chất lượng, giá dược liệu cũng đang ngoài tầm kiểm soát. Theo ông Phạm Vũ Khánh, hiện tại không có quy định về kê khai giá đối với mặt hàng dược liệu và vị thuốc cổ truyền. Điều này dẫn tới giá trúng thầu dược liệu của các địa phương chênh lệch nhau rất lớn. PGS-TS Trần Văn Ơn, Công ty DK Pharma thuộc Bộ Y tế, đưa ra kết quả khảo sát với hàng chục dược liệu trúng thầu tại các bệnh viện chênh lệch giá trung bình 6 lần, trong đó 20 dược liệu có giá chênh lệch đến 10 lần.

Nguy hại đông dược trộn tân dược

Ông Nguyễn Đăng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, đưa ra thông tin đáng chú ý là hiện nay có một số cơ sở đã trộn tân dược và đông dược, rất nguy hiểm cho người bệnh. Cá biệt có đông dược trộn tới 3-4 loại tân dược.

Cũng theo ông Lâm, các loại thuốc đông y hiện nay thường được pha trộn tân dược như thuốc giảm đau, thuốc chữa khớp, thuốc chữa ho, thuốc tễ… Điển hình như thuốc paracetamol được pha trong đông dược điều trị cảm sốt; thuốc corticoid trộn trong đông dược trị khớp, hen, ăn uống kém; hoạt chất glibenclamid và metformin trộn vào đông dược chữa tiểu đường; sidenafil trộn đông dược bổ dương, tăng cường sinh lực dùng cho nam giới.

“Tân dược chứa corticoid có các tác dụng phụ nghiêm trọng, vốn được chỉ định chặt chẽ về liều lượng và thời gian. Còn đông dược lại điều trị lâu dài. Do đó, nếu người dân dùng đông dược có corticoid trong thời gian dài có thể gặp các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong khi một số thầy lang, bác sĩ đông y bất chấp những nguy hiểm cho người bệnh đã trộn tân dược vào đông y để tăng tác dụng điều trị. Nếu bệnh nhân vừa uống tân dược vừa uống đông y trộn tân dược có thể dẫn đến quá liều, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng” - ông Lâm cảnh báo.

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết thời gian tới sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược 2016 và ban hành các thông tư để quản lý tốt hơn chất lượng dược liệu cũng như thuốc cổ truyền.

Thực phẩm chức năng làm từ dược liệu kém chất lượng

Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Công ty Thiên Dược, cảnh báo về tình trạng dược liệu kém chất lượng được chuyển qua làm thực phẩm chức năng (TPCN). Theo bà Trâm, một số loại dược liệu làm TPCN khi xét nghiệm định tính thì có hoạt chất nhưng định lượng thì hầu như không có gì. Điển hình là 84 loại TPCN quảng bá hoạt chất chính làm từ cây trinh nữ hoàng cung nhưng 44 số mẫu không có hoạt chất, số còn lại thì có rất thấp hoặc không có. Thậm chí có sản phẩm dược liệu quảng bá cho người mắc u xơ tiền liệt tuyến trong khi lá cây này dân gian thường dùng làm thuốc xoa bóp ngoài, chưa có nghiên cứu về độc tính trên người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo