xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyên Bí thư Bình Thuận: Biển đâu phải là ao làng!

LÊ TRƯỜNG thực hiện

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, cho biết đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đề nghị xem xét dừng đổ gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân

Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cấp phép cho Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển, gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau?


Nguyên Bí thư Bình Thuận: Biển đâu phải là ao làng! - Ảnh 1.

- Ông Đinh Trung: Là một công dân Bình Thuận, từng giữ vị trí lãnh đạo trong nhiều năm, tôi nghĩ cần phải có trách nhiệm xung quanh vụ việc này.

Trong đơn kiến nghị gửi các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận, tôi đã phân tích khá kỹ. Cụ thể, ngày 12-12-2016, UBND tỉnh Bình Thuận có báo cáo cho rằng tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong) có 3 dự án phải đổ các chất được nạo vét. Đó là bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Cảng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, Cảng tổng hợp Vĩnh Tân. Các chất được nạo vét hằng năm sẽ đổ ra biển trên diện tích 300 ha tại 2 vị trí cách Khu Bảo tồn biển Hòn Cau khoảng 8 km mà UBND tỉnh đã thống nhất với Bộ TN-MT vào tháng 7-2010. Về tính khách quan và cơ sở khoa học của thỏa thuận này đã đầy đủ chưa, tôi đề nghị xem lại.

Hơn nữa, trong khi chủ trương đổ các chất nạo vét ra biển còn có nhiều ý kiến khác nhau thì ngày 23-6-2017, Bộ TN-MT đồng ý cấp phép cho chủ đầu tư nhận chìm gần 1 triệu m3 các chất nạo vét ra biển gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau. Sau đó, Bộ TN-MT tuyên bố là làm có trách nhiệm. Tôi đề nghị Bộ TN-MT và lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nên thận trọng, cầu thị, lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là những ý kiến phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia. Cần tiếp thu có chọn lọc, đủ căn cứ khoa học và đúng Luật Bảo vệ môi trường cho một chủ trương hệ trọng, liên quan đến môi trường sinh thái, dân sinh về lâu dài một cách tâm phục, khẩu phục; không nên dùng quyền hành để áp đặt…

Nguyên Bí thư Bình Thuận: Biển đâu phải là ao làng! - Ảnh 2.

Khu Bảo tồn biển Hòn Cau sẽ ra sao khi gần 1 triệu m3 chất nạo vét đổ xuống vùng biển cách đó 8 km?

Bộ TN-MT cần nghiên cứu nghiêm túc, thấu đáo khi nói các chất được nạo vét là an toàn, không có gì đáng lo. Theo tôi, đó là hỗn hợp các chất do sóng biển đưa vào cùng với nhiều loại đất đá, tạp chất, rác rưởi… ở ven bờ bị chôn vùi, trầm tích nhiều năm; bây giờ nạo vét, đào bới, xới tung lên làm đảo lộn các địa tầng. Vì thế, đem các chất được nạo vét này đổ xuống biển là điều không nên làm. Biển, đại dương không giống như ao làng, hồ nước công viên mà mọi thứ chìm xuống đều ngủ yên ở đó. Nó còn có các dòng hải lưu, chịu tác động của bão tố, triều cường, nhất là biến đổi khí hậu hiện nay. Cho rằng các chất này đổ xuống biển không lan tỏa đi đâu thì thật khó hiểu nổi.

Chủ trương của Đảng, nhà nước là phát triển kinh tế luôn gắn với bảo đảm môi trường, sinh thái, không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế là rất đúng đắn. Đừng vì lợi ích của riêng ngành điện mà triệt tiêu, xâm hại đến các ngành khác như nông nghiệp, du lịch…

Nếu không đổ xuống biển thì xử lý các chất được nạo vét thế nào?

- Trước hết, tôi đồng tình với ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn ngày 11-11-2016 là "không đồng ý với phương án đổ vật liệu nạo vét ra biển; đề nghị Bộ TN-MT trong quá trình thẩm định cần thay thế phương án nhận chìm bằng phương pháp khác", dù diện tích 300 ha gần Khu Bảo tồn biển Hòn Cau đã được quy hoạch để đổ các chất nạo vét.

Có cách để sử dụng hàng triệu m3 chất nạo vét hiệu quả hơn, lại tránh gây hại môi trường biển. Ví dụ, bờ biển Bình Thuận có nhiều khu vực bị sạt lở, tại sao không chọn một vùng bờ biển nào đó để đem số lượng chất nạo vét này lấn biển, "nhốt" nó lại để xây kè, bờ bao kiên cố. Làm như vậy, vừa có thêm diện tích đất sử dụng vừa an toàn hơn. Tôi đã từng đến Nhật Bản, biết họ lấn biển để xây dựng TP Chiba, xây dựng sân bay Kansai cũng bằng cách hút cát, đất từ biển lên chứ họ không đụng đến khu vực bảo tồn biển bao giờ.

Hòn Cau gặp chuyện, hậu quả sẽ nặng nề

Ông Đinh Trung đã từng có ý kiến không đồng tình việc quy hoạch, xây dựng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Theo ông, tỉnh Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng điện gió chứ không phải nhiệt điện vì cảng không sâu, đường vận chuyển than đá từ phía Bắc vào rất xa. Tuy Phong là vùng biển sạch, khu vực trọng điểm nuôi tôm giống, cá lồng bè, ruộng muối, du lịch của tỉnh nên nếu xảy ra sự cố môi trường biển sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng đời sống hàng chục ngàn ngư dân. Ngoài ra, Khu Bảo tồn biển Hòn Cau rất quan trọng trong việc bảo đảm môi trường sinh thái biển. Hòn Cau có chuyện thì hậu quả rất nặng nề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo