xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người làm gốm Chăm dưới chân tháp Mỹ Sơn

Bài và ảnh: Hoàng Dũng

Đó là ông Nguyễn Quá, người dân thường gọi là ông Quá Chăm bởi ông là người duy nhất còn làm loại gốm này

“Tôi sinh ra, lớn lên trên vùng đất mang đậm dấu ấn Chăm nên tôi không muốn đánh mất nghề làm gốm Chăm truyền thống mà người xưa đã lưu truyền. Ngày trước người Chăm làm gốm bằng thủ công. Bây giờ có đầy đủ dụng cụ, chẳng có lý do gì mà không làm được” - ông Nguyễn Quá ở thôn La Tháp Tây, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tâm sự.

Giữ gìn nghề xưa

Nhiều người dân ở thôn La Tháp Tây bỏ nghề làm gốm Chăm để chuyển sang nghề khác, riêng ông Nguyễn Quá vẫn âm thầm giữ nghề với mong muốn “lưu giữ một nét văn hóa độc đáo của người Chăm để lại”. Năm 1993, ông Nguyễn Quá quyết định rời xí nghiệp làm gạch bằng đất nung đóng trên địa bàn xã Duy Hòa để chuyển sang làm gốm Chăm. Thời gian đầu, ngày nào ông cũng lặn lội vào Mỹ Sơn để nghiên cứu, vẽ lại các bức tượng Chăm trên các tháp. Những đường nét tinh hoa của các bức tượng được ông đưa vào tác phẩm gốm Chăm của mình. Ngày trước, người Chăm làm gốm bằng đất bùn đen, bây giờ ông Quá làm bằng đất sét màu đỏ. Tượng nữ thần Apsara với chiều cao 0,9 m do ông Quá tạo ra có đường nét tinh xảo chẳng khác gì tượng Apsara hiện còn ở đền tháp Mỹ Sơn.

Nhiều du khách quốc tế đặt hàng

Theo lời ông Quá, trong số trên 3.000 sản phẩm do ông làm ra, gốm Chăm chiếm khoảng 30%. Trong đó, chủ yếu là tượng nữ thần Apsara, tượng vũ nữ và đồ dùng trang trí nội thất mang đậm dấu ấn của người Chăm xưa, trên 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Âu và châu Á. Ông Quá nhớ lại, thời gian đầu sản phẩm chưa tìm được đầu ra, bị ứ đọng không có tiền trả lương cho công nhân nên có lúc ông định bỏ cuộc. Vào thời điểm đó, ai cũng cho ông Quá là kẻ “khùng”. Không ít lần vợ con ông phàn nàn trách cứ, nhưng trời không phụ lòng người. Năm 1999, khi Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ông Quá mang sản phẩm của mình trưng bày. Nhờ vậy nhiều du khách quốc tế đã biết đến cơ sở sản xuất làm gốm của ông. Từ đó, ông nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nước trên thế giới. Trong dịp Festival Huế 2004, ông Quá đã cung cấp trên 60.000 đèn hoa sen làm bằng gốm trang trí quanh các con đường vào Đại Nội.

Ông Quá cho biết, sắp tới ông tiếp tục cung cấp thêm khoảng 70.000 đèn hoa sen bằng gốm cho Festival Huế 2006. Đồng thời, ông sưu tầm thêm một số mẫu mã gốm Chăm để phục vụ triển lãm cho NĂM DU LịCH QUảNG NAM -2006, DIễN RA VÀO THÁNG 2 TớI. ĐIềU TRĂN TRở nhất của ông Quá là làm sao để có nhiều người bảo tồn và phát huy nghề làm gốm Chăm ở chân tháp Mỹ Sơn này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo