xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành đường sắt còn nặng bao cấp

Văn Duẩn

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đánh giá rằng tư tưởng bao cấp vẫn còn đè nén ngành đường sắt trong thời kinh tế thị trường

Sáng 14-8, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng đã làm việc với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Làm rõ 6 vấn đề

Tại buổi làm việc, bên cạnh ghi nhận thành tựu và đóng góp của ngành đường sắt cho phát triển kinh tế - xã hội, ông Mai Tiến Dũng khẳng định từ những năm 1980 đến nay, hạ tầng đường sắt không có thay đổi gì.

"Không ai cạnh tranh nên tư tưởng bao cấp vẫn nhiều hơn là tư tưởng thị trường, vì thế không chịu thay đổi gì" - Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh và khẳng định nếu VNR không làm tốt công tác quản trị thì đầu tư nữa cũng không phát triển được.

Thông qua tổ công tác, Thủ tướng yêu cầu VNR báo cáo, làm rõ 6 vấn đề cả nước quan tâm, với yêu cầu cần thực sự đổi mới, thay đổi căn bản ngành vận tải này.

Thứ nhất, về sản xuất - kinh doanh và quản trị. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt hơn 6.500 tỉ đồng nhưng so năm 2015 thì giảm 12%. Có thể nói, với hành khách, đường sắt kém hấp dẫn, kém cạnh tranh so với các ngành khác, từ chất lượng, an toàn, thị phần... giảm dần qua các năm. Hạ tầng đầu tư từ Bắc tới Nam nhưng rất lâu đời, các vấn đề như khổ đường, chất lượng hạ tầng, toa xe, kho bốc xếp, cảng bốc xếp; kết nối đường sắt với ga hàng không, đường biển, các khu công nghiệp… ít được quan tâm.

"Thủ tướng cho rằng có vẻ tư tưởng bao cấp vẫn còn đè nén trong ngành đường sắt thời kinh tế thị trường và nhắc các anh suy nghĩ thêm!" - ông Dũng cho biết.

Thứ hai, về an toàn đường sắt, chất lượng lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động. Hiện người dân rất lo ngại tình hình tai nạn giao thông đường sắt, bởi số vụ tai nạn tuy có giảm so năm 2016 nhưng các vụ việc xảy ra gần đây liên quan đến an toàn tàu chạy, gây hư hỏng toa xe, kết cấu hạ tầng gây thiệt hại về người. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, người lao động cần được nâng cao hơn nữa.

Thứ ba, việc kêu gọi các nhà đầu tư tham gia khai thác, triển khai xã hội hóa các dịch vụ hạ tầng. Ngoài phần đầu tư của nhà nước, VNR cần hết sức chú ý điều này, nếu không thì không thể cạnh tranh.

Thứ tư, quan tâm đẩy mạnh khai thác hạ tầng hiện có. Trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư, cần có giải pháp duy trì an toàn, tập trung khai thác tối đa năng lực trên từng tuyến cụ thể. Thứ năm, về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện các dự án nâng cấp cải tạo các đường ngang, nhất là việc phối hợp với địa phương xây dựng các đường gom. Thứ sáu là việc cổ phần hóa. Tổ công tác cho biết VNR đã cổ phần hóa khá sớm nhưng việc thoái vốn đến nay chưa đạt yêu cầu, mặc dù có thể do sự hấp dẫn, do thị trường nhưng phải đẩy mạnh thực hiện.

Tổ công tác lưu ý 2 nhiệm vụ liên quan Bộ Giao thông Vận tải: Rà soát, báo cáo việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt từ 7.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ; rà soát các đường ngang, lối đi dân sinh để kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn, tổ chức cánh báo, cảnh giới kịp thời.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà bày tỏ trăn trở trước tình trạng đường bộ, hàng không phát triển mạnh nhưng đường sắt vẫn lạc hậu, bị thu hẹp. "Các ngành khác phát triển là do có cạnh tranh, còn VNR vẫn có độc quyền, không có cạnh tranh, không ai tác động đến mình. Nếu có cạnh tranh thì cũng chỉ trong nội bộ, không có tính thị trường nên dù nỗ lực bao nhiêu cũng không phát triển được" - ông Hà thẳng thắn.

Ngành đường sắt còn nặng bao cấp - Ảnh 1.

Ông Mai Tiến Dũng khẳng định từ năm 1980 đến nay, hạ tầng đường sắt không thay đổi gì.Ảnh: Ý Như

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng ngành đường sắt nên đặt vấn đề chuyển sang cơ chế tạo tiền chứ không phải tiền đâu để làm. Ngành cần tạo liên kết với các cảng bởi hiện nay, vận chuyển container tương đối hiệu quả giữa đường biển, đường bộ nhưng bỏ trống đường sắt.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết với công nghệ đường sắt như hiện nay, triển vọng của ngành không phải lo ngại gì cả, quan trọng là phải tái cấu trúc, đổi mới để phát huy các lợi thế, thu hút đầu tư. Chủ tịch VCCI cũng tỏ ra thất vọng khi một tổng công ty lớn như VNR, sử dụng cơ sở hạ tầng lớn, ngành kinh tế quan trọng của đất nước nhưng trong 6 tháng đầu năm chỉ lãi 62 tỉ đồng là quá nhỏ nhoi.

Đã mở cửa hết cỡ

Giải trình, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho biết hiện kết cấu hạ tầng đường sắt rất lạc hậu, tốc độ bảo trì rất chậm. Theo tốc độ bảo trì hiện nay thì phải 70 năm nữa mới quay hết một vòng bảo trì. Nhưng 70 năm nữa thì không biết sản phẩm còn gì? Khi ấy có những hạng mục hỏng nặng hơn thì tính sao? Ngành kinh tế vẫn cần đường sắt nhưng chi phí đầu tư đường sắt chỉ 2%/năm. Hơn 3.000 km đường sắt đa phần hạ tầng lạc hậu, kinh phí đầu tư không có.

"Chúng tôi có 1.000 toa xe khách, gần 5.000 toa xe hàng với tuổi thọ 30 năm, toa tàu mới nhất cũng đã 14 năm rồi" - ông Minh nói và khẳng định khách bỏ đường sắt không phải do giá vé mà do chất lượng dịch vụ, cụ thể là chất lượng vệ sinh. Để cứu vãn tình hình, VNR áp dụng giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh tàu ở cả 2 đầu ga, vệ sinh nội thất và ngoại thất.

Giải trình thêm, ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc VNR, cho rằng hạ tầng quyết định lớn đến giá vé. Tuy nhiên, việc đầu tư rất khó khăn, đồng thời ví von "như tấm áo rách, vá chỗ này bục chỗ khác". Với 3.000 km đường sắt, cần 6.000 tỉ đồng/năm để đầu tư, bảo trì, tuy nhiên vốn chỉ bố trí được 2.200 tỉ đồng/năm.

Về xã hội hóa, Tổng Giám đốc VNR khẳng định những năm qua, ngành đã mở cửa hết cỡ chứ không phải đóng cửa trong nội bộ. "Chúng tôi có khát vọng như ngành hàng không, đường bộ, muốn nguồn lực xã hội đầu tư vào nhưng cơ chế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư" - ông Tùng nói và cho biết khi mời doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải, chỉ có 2 tập đoàn lớn tiếp xúc từ đầu. Sau 6 tháng, họ trả lời không thể tính được đầu ra.

Cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản đồng ý về nguyên tắc đầu tư cải tạo, quản lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng đoạn tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát (tỉnh Lâm Đồng) và cơ sở hạ tầng liên quan theo hình thức đối tác công - tư. Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổ chức lập hồ sơ đề xuất dự án theo hình thức này và loại hợp đồng cụ thể, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát dài 7 km, là đoạn cuối của tuyến đường sắt Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Đà Lạt (Lâm Đồng).

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo