xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở lối giải tỏa nhà ven kênh

Bài và ảnh: Lê Phong

Nhiều giải pháp đặt ra khi chỉ còn 3 năm nữa TP HCM hết thời hạn giải tỏa 20.000 căn nhà lấn chiếm ven kênh, rạch

Những ngày này, đi dọc tuyến kênh Tẻ - kênh Đôi (thuộc địa bàn quận 4, quận 7 và quận 8), chúng tôi bắt gặp những căn nhà bỏ hoang, xiêu vẹo bên cạnh các căn nhà cũ kỹ có đông người sinh sống, kinh doanh.

Đền bù thấp, không biết đi đâu

Bà Phạm Kim Giang, một hộ dân sinh sống ở khu vực cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4), cho biết năm 2000, người dân nơi đây nhận được thông báo di dời nhưng do sống ở đây từ nhỏ đến lớn, bà Giang không nỡ bỏ đi. Hơn nữa, theo bà Giang, việc đền bù giải tỏa cũng chưa thỏa đáng nên bà vẫn bám trụ. "Lúc trước đông đúc, tiệm tạp hóa của tôi mỗi ngày bán lời hơn 300.000 đồng. Bây giờ kiếm được 50.000 đồng/ngày là mừng lắm. Cũng do nhà tôi được nhà nước trả 21,9 triệu đồng/m2, thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên tôi chưa dọn đi mà cũng không biết tái định cư nơi đâu" - bà Giang nói.

Mở lối giải tỏa nhà ven kênh - Ảnh 1.

Những căn nhà chưa chịu di dời bên bờ kênh Tẻ (đoạn thuộc quận 4, TP HCM)

Dọc đường Tôn Thất Thuyết (quận 4) hiện tồn tại hàng ngàn căn nhà ven kênh. Nói về lý do chưa di dời, ông Phạm Ngọc cho biết căn nhà rộng 40 m2 là nơi định cư của 14 người thuộc 3 thế hệ. Nhà chật nên buổi tối, đàn ông phải mang chiếu ra trước cửa ngủ. "Nhà tôi sẽ nhận tiền bồi thường hơn 900 triệu đồng, với số tiền này khó mà mua được một căn hộ ở quận 4, chỉ có thể mua nhà hoặc chung cư ở vùng ven. Trong khi vợ chồng tôi buôn bán ở đây, đi khỏi quận 4 biết làm gì để sống? Ở đây, rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Chúng tôi sẽ bám víu mảnh đất này được ngày nào hay ngày đó cho đến khi quyền lợi được bảo đảm" - ông Ngọc chia sẻ.

Còn tại quận 7, một trong những địa phương làm tốt công tác giải tỏa nhà lấn chiếm bờ kênh Tẻ nhưng vẫn đau đầu với vài chục căn nhà gần UBND phường Tân Kiểng, khi người dân lấy mặt bằng làm nơi kinh doanh xe máy cũ, lò vịt quay. Chúng tôi hỏi vì sao không nhận tiền đền bù để di dời đi nơi khác, một chủ nhà đáp: "Đi chỗ lạ liệu có thể sống được không? Buôn bán phải ở mặt tiền mới làm ăn được. Cố thủ ở đây cũng vì miếng cơm".

Tìm nhiều giải pháp

Theo đại diện UBND quận 4, chính quyền đang nỗ lực thương lượng, thuyết phục các hộ dân hiểu được ý nghĩa về dự án dời nhà ven kênh, đó là góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao đời sống của người dân và tìm mọi ưu đãi giúp đỡ.

Quận 8 cũng cam kết với người dân khi di dời sẽ bố trí việc làm ổn định có mức lương tương đối để ổn định cuộc sống.

Trong khi đó, Sở Xây dựng cho biết hiện đang gặp 2 khó khăn: chi phí bồi thường rất lớn và không đủ nhà tái định cư cho các hộ dân (riêng kênh Đôi chiếm gần 50% số lượng nhà trên và ven kênh rạch toàn TP). Theo đó, tổng mức đầu tư khoảng 13.096 tỉ đồng nhưng chi phí bồi thường đã khoảng 12.197 tỉ đồng (chiếm 93% cơ cấu vốn).

"Nhà ven kênh pháp lý không rõ ràng, phần lớn lấn chiếm nên chi phí bồi thường ít. Với số tiền này khó mua đất, mua căn hộ mới. Do yêu cầu 3 năm nữa phải giải quyết hết các căn nhà lấn chiếm kênh rạch nên TP đã đề nghị tất cả dự án có quy mô hơn 10 ha sẽ phải dùng 20% tổng số căn hộ để cho những người trong diện giải tỏa thuê dài hạn. Nghĩa là họ không phải bỏ số tiền lớn để mua mà chỉ trả tiền thuê nhà hằng tháng với giá thấp. Quận 4 với áp lực 1.600 căn nhà sẽ phải giải tỏa nên từ trước chúng tôi đề nghị các chủ đầu tư khi triển khai dự án thu hẹp diện tích các căn hộ để bán với giá thấp, phục vụ nhu cầu của người dân" - ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, thông tin.

Cũng theo ông Tuấn, nếu áp dụng Luật Đấu thầu để triển khai dự án chắc chắn sẽ không kịp tiến độ về mặt thủ tục. Sở Xây dựng đề xuất TP kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương được lựa chọn nhà đầu tư để giảm một nửa thời gian làm dự án.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng, UBND TP đã chấp thuận cho Tập đoàn Vingroup nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch phục vụ cho công tác chỉnh trang đô thị dọc bờ kênh Đôi. Dự kiến tháng 9-2017, đơn vị này sẽ có báo cáo để các sở, ngành góp ý. 

Sẽ có nhà giá từ 300-700 triệu đồng

Trả lời câu hỏi liên quan dự án nhà giá 100 triệu đồng mà TP HCM thực hiện theo mô hình tỉnh Bình Dương hiện triển khai đến đâu, ông Trần Trọng Tuấn cho biết Sở Xây dựng đang nỗ lực để hiện thực hóa câu chuyện nhà ở giá rẻ, giúp giải quyết nhu cầu cho người lao động. "Nhà 100 triệu đồng có thể làm nhưng phải là nhà lưu trú công nhân. Trước mắt, TP đang nỗ lực cho ra mắt 2 dự án tại huyện Nhà Bè và quận 12, khả năng sẽ có những căn nhà để bán với giá 300 triệu đồng, 400 triệu đồng và 700 triệu đồng. Chúng tôi quyết tâm thực hiện việc này và sẽ đeo bám đến cùng. Đã nói là phải làm chứ không bàn cho có" - ông Tuấn quả quyết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo