xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mai này con cháu còn gì?

HIỀN MINH

Dư luận cả nước những ngày qua dành sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái khi những địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh), Hòn Cau (tỉnh Bình Thuận) hứng chịu những tác động đáng lo ngại từ chính con người.

Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long là kỳ quan thiên nhiên của thế giới có giá trị đặc biệt về mặt cảnh quan, địa mạo, sự đa dạng sinh học. Thế nhưng, núp bóng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, một số công ty đã xây dựng trái phép hàng loạt khu nghỉ dưỡng. Trên các đảo Thẻ Vàng, Nêm, Bánh Sữa… của vịnh này đã mọc lên các công trình kiên cố, nhà tầng, bến tàu, bể bơi, resort gắn biển 3 sao… Bên bờ vịnh Hạ Long là đại công trường khai thác đá, xẻ núi ở ngay TP Hạ Long, những quả núi bị khoét nham nhở phơi mình trước thanh thiên bạch nhật, xốn bao con mắt của người dân. Còn ở tỉnh Bình Thuận, câu chuyện nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xuống biển cách Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau chỉ 8 km làm nóng nghị trường phiên họp HĐND tỉnh này.

Di sản thiên nhiên thế giới là báu vật của tạo hóa, đất nước ta may mắn có các di sản thiên nhiên tuyệt vời, diễm lệ, vô giá này. Trong khi bao nước trên thế giới không có, nhìn vào mà "ganh tị" thì chúng ta chưa có ý thức giữ gìn. "Rừng vàng" đã bị tàn phá đến cạn kiệt ở nhiều nơi, "biển bạc" cũng bị xâm hại nhiều. Trả lời vụ nhận chìm gần 1 triệu m3 chất nạo vét xuống biển, tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Bình Thuận, đại diện Tổng cục Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung chung, không làm thỏa mãn các đại biểu. Trong lúc đó, nhiều nhà khoa học lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng của vụ việc đến môi trường, có nguy cơ hư hại toàn bộ hệ sinh thái Khu Bảo tồn Hòn Cau, phá đi nền tảng, xương sống phát triển kinh tế biển; đề nghị Chính phủ tạm dừng cho phép xả thải để chờ thẩm định, trả lời thỏa đáng các câu hỏi của dư luận xã hội sau đó mới tính đến được phép hay không được phép.

Với môi trường thiên nhiên, tàn phá thì dễ nhưng môi trường bị hủy hoại đến mức không thể khắc phục hoặc phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới có thể phục hồi. Môi trường còn là cuộc sống, là yêu cầu bền vững của phát triển, do đó cần có thái độ ứng xử nhanh nhạy và đúng mực với môi trường. Cách đây chưa lâu, vào tháng 9-2016, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định chấm dứt hoạt động dịch vụ ăn uống trên vịnh Hạ Long sau khi rộ lên tình trạng ăn uống, nhảy nhót, hát ca tại nhiều hang động trong vùng lõi di sản như hang Tiên Ông, hồ Động Tiên, hang Cỏ, Trinh Nữ, khiến dư luận lo ngại loại hình này ảnh hưởng xấu đến vệ sinh, môi trường vùng di sản. Tương tự, tại tỉnh Quảng Bình, sau khi hệ thống hang động Sơn Đoòng được khám phá, những khuyến cáo đã được lắng nghe để nơi này khai thác du lịch gắn với bảo tồn di sản, môi trường… Đó là những nỗ lực, thiện chí đáng ghi nhận.

Khi việc bảo vệ môi trường không được quan tâm, các di sản thiên nhiên bị xâm hại, mai này con cháu chúng ta còn gì? Người dân mong chờ Chính phủ có biện pháp kịp thời để bảo vệ các di sản quý báu cho mai sau, không để bị xâm hại nhiều hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo