xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật Ngân sách: Làm rõ thẩm quyền các cấp

Bài và ảnh: Thế Dũng

Quốc hội sẽ ban hành Luật Ngân sách thường niên thay vì ban hành nghị quyết như hiện nay

Ngày 2-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự án Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) sửa đổi.

Quốc hội sẽ duyệt chi ngân sách

Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, ông Phùng Quốc Hiển, cho biết về phạm vi sửa đổi luật, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra thống nhất quan điểm cần sửa đổi Luật NSNN một cách căn bản, toàn diện, căn cứ trên các quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế. Song theo ông Hiển, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách có 2 nhóm ý kiến khác nhau.

Bô trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày dự án Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi
Bô trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày dự án Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi

Đáng chú ý, nhóm ý kiến thứ hai cho rằng dự luật chưa bảo đảm thực quyền của QH và HĐND các cấp trong lĩnh vực NSNN như quy định của Hiến pháp; chưa giải quyết triệt để những tồn tại trong việc xem xét, quyết định NSNN... Vì vậy, đề nghị “Luật NSNN đổi tên là Luật Quản lý NSNN và chỉ quy định về quy trình, lịch biểu NSNN, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp, đồng thời hằng năm khi xem xét, quyết định NSNN, QH sẽ ban hành Luật Ngân sách thường niên thay vì ban hành nghị quyết như hiện nay và quy trình ngân sách có 2 bước”.

Ủng hộ việc ban hành Luật Ngân sách thường niên, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng dự thảo luật vẫn chưa cân bằng cả hai vế thu - chi ngân sách. “Luật vẫn thấy “nặng thu, nhẹ chi”, chưa đúng với tinh thần của Hiến pháp là thu - chi NSNN đều phải do luật định. Quyết định ngân sách là thẩm quyền của QH đã được hiến định chứ không phải UBTVQH, còn điều hành ngân sách mới là thẩm quyền của Chính phủ, cần phải làm rõ phạm vi” - ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tán đồng: “Quyền lực để quyết định ngân sách là của QH và luật phải làm rõ. Giám sát việc thực thi ngân sách là của QH, tổ chức thực hiện ngân sách là Chính phủ, UBTVQH chỉ giúp QH chuẩn bị và có ý kiến, trình ra; còn thẩm tra là Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Phải có trình tự như vậy”.

Làm rõ trách nhiệm

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách băn khoăn việc dự luật không có quy định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ, các bộ và UBND tỉnh, thành về lĩnh vực tài chính - ngân sách và đề nghị bổ sung quy định này. Đề nghị này được nhiều thành viên UBTVQH đồng tình.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng góp ý luật phải làm rõ thẩm quyền quyết định ngân sách của HĐND địa phương và cho rằng nội dung gì phân cấp hoặc để lại nguồn thu bao nhiêu phải quy định rõ trong luật, nhất là sau này có mô hình chính quyền đô thị. Ngân sách giữa trung ương và địa phương khác hẳn, vì thế luật phải làm rõ sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và nông thôn; không nên quy định chung chung kiểu “tự chủ, năng động, sáng tạo”. “Luật phải đạt được mục tiêu quản “miếng bánh” ngân sách công khai, minh bạch, bớt nạn xin - cho và cải cách thủ tục hành chính, nhất là việc điều tiết, quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương. Việt Nam hội nhập quốc tế thì phải hội nhập mọi mặt, từ ngân sách, thuế cũng theo thông lệ quốc tế. Về bội chi, không thể người ta tính một đường mình tính một nẻo” - ông Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở.

Ông Phùng Quốc Hiển cho biết thêm đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với phương án điều chỉnh lại mức dư nợ của ngân sách địa phương. Cụ thể, TP Hà Nội và TP HCM nâng từ 100% lên 150%; các địa phương khác nâng từ 30% lên 50% đến 100%.

Luật NSNN sửa đổi dự kiến được trình QH tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2014) nhưng đã được lùi lại để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng trình tại kỳ họp thứ 8, tháng 10-2014.

Thực hiện Công ước Chống tra tấn theo luật Việt Nam

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về việc phê chuẩn Công ước Chống tra tấn, đã được Việt Nam ký tham gia vào tháng 11-2013 tại Liên Hiệp Quốc. Báo cáo của Chính phủ do Bộ Công an trình bày khẳng định việc phê chuẩn công ước là sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền, góp phần thực thi chương 2 của Hiến pháp về quyền con người.

Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết một số quy định trong công ước chưa có trong quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam. “Pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về tra tấn và chưa quy định rõ về tra tấn, chưa có quy định về từ chối dẫn độ với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa có quy định cụ thể về bồi thường tổn thất tinh thần cho nạn nhân bị tra tấn” - ông Nam nói.

Cũng theo Thượng tướng Bùi Văn Nam, Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người mà sẽ thực hiện theo Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với nước khác theo tinh thần có đi có lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo