xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo lãng phí lớn vì thẻ căn cước

THẾ KHA - THẾ DŨNG

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tính toán kỹ thời điểm cấp thẻ căn cước công dân thay thế chứng minh nhân dân và phải giảm tối đa những xáo trộn, phiền hà cho người dân khi thay đổi giấy tờ quản lý

Ngày 9-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án Luật Hộ tịch và dự án Luật Căn cước công dân.

Phải bảo mật thông tin

Ủng hộ việc cấp thẻ căn cước công dân (căn cước) ngay từ khi công dân sinh ra thay cho giấy chứng minh nhân dân (CMND) hiện hành để bảo đảm quyền con người song đại biểu (ĐB) Đỗ Văn Đương

(TP HCM) băn khoăn về thời điểm cấp và đề nghị trên căn cước cần bổ sung thông tin về nhóm máu để khi xảy tai nạn, cấp cứu, chỉ cần tra thông tin là biết ngay. ĐB Phạm Văn Gòn (TP HCM) đề nghị bổ sung thông tin thêm màu mắt của công dân. “Qua tìm hiểu nhiều nước có đưa màu mắt, bên cạnh mẫu máu, sẹo, vân tay… vào hồ sơ cá nhân” - ông Gòn đề xuất. Tán đồng, ĐB Lê Đông Phong

(TP HCM) cho rằng cần bổ sung thông tin cơ bản về gốc tích, đặc điểm nhân dạng và sinh học để phân biệt như nhóm máu, vân tay...

Đại biểu Phạm Văn Gòn (TP HCM) đề nghị bổ sung thông tin thêm màu mắt của công dân vào thẻ căn cướcẢnh: Thế Dũng
Đại biểu Phạm Văn Gòn (TP HCM) đề nghị bổ sung thông tin thêm màu mắt của công dân vào thẻ căn cướcẢnh: Thế Dũng

Nhìn rộng hơn, ĐB Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cho rằng với công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại, đặc điểm nhận dạng của mỗi con người trên khuôn mặt có thể thay đổi gần hết nên việc bảo đảm tính chính xác phải được tính toán kỹ lưỡng. Nhà nước phải giải thích rõ sự bảo mật thông tin cá nhân của công dân qua việc cấp căn cước. Tán đồng, ĐB Trương Thị Ánh

(TP HCM) đề nghị việc quản lý, cách khai thác thông tin bảo đảm không trùng lắp, chồng lấn cũng như bảo mật được thông tin của công dân.

ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) nhấn mạnh Luật Hộ tịch mục đích là quản lý nhân thân con người từ lúc sinh ra đến khi chết. Vậy trong cả cuộc đời, thông tin của họ sẽ được cập nhật ở đâu? Dự luật phải quy định rõ ai được quyền truy cập bổ sung và cung cấp thông tin riêng của công dân trong cơ sở dữ liệu.

Tránh lãng phí

Dẫn ra chuyện TP Hà Nội thực hiện dự án thu thập thông tin dân cư với kinh phí lên tới 60 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2009 tới nay vẫn chưa nghiệm thu, phần mềm do Công ty NEC (Nhật Bản) không kết nối được với phần mềm do Bộ Công an thực hiện, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội - cho rằng phải đánh giá tác động, tính toán rất kỹ về thời điểm cấp mã số định danh cá nhân cũng như căn cước. Nếu Luật Căn cước công dân có hiệu lực từ năm 2015 thì sẽ tồn tại cùng lúc 3 loại giấy tờ (CMND 9 số, CMND 12 số và căn cước công dân). Và theo dự kiến, phải tới năm 2020-2022 mới thực hiện được toàn bộ trên cả nước. Như vậy sẽ rất tốn kém, chưa kể việc cấp căn cước sẽ chồng chéo cả với đề án đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ công dân của Chính phủ.

Người đứng đầu Công an TP Hà Nội cho biết CMND 9 số đã ăn sâu vào rất nhiều giấy tờ của người dân nên khi cấp căn cước thay thế cho CMND sẽ gây ra tác động rất lớn. Ban soạn thảo cần nghiên cứu, đánh giá tác động, nếu không đánh giá hết tác động của nó tới luật khác sẽ tạo ra tốn kém của người dân.

Có mặt tại phiên thảo luận tổ của đoàn ĐBQH TP HCM, ông Đỗ Văn Cương - đại diện Vụ pháp chế, Bộ Công an - cho biết căn cước gồm 12 số, được làm kỹ thuật cao và từ khi sinh ra đến lúc chết đi, công dân được cấp 1 thẻ 12 số đó thay thế CMND và cũng là số định danh cá nhân. Hiện Hà Nội thí điểm làm CMND 12 số và đang triển khai làm ở 5 tỉnh, thành phố khác.

Ông Lịch, ông Đương cùng bày tỏ không đồng tình với quan điểm của đại diện Bộ Công an bởi trong khi QH đang thảo luận Luật Căn cước công dân thì Bộ Công an triển khai thí điểm cấp CMND 12 số làm gì cho lãng phí. Nếu luật này được thông qua thì dự kiến ngày 1-1-2015 hoặc chậm nhất là 1-1-2016 đã áp dụng. Lúc đó, CMND có thời hạn 15 năm sẽ thay thế bằng căn cước. “Tôi có cảm nghĩ Bộ Tư pháp, Bộ Công an làm riêng rẽ, không phối hợp chặt với nhau” - ông Lịch gay gắt.

ĐB Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH - khẳng định nội dung giữa dự án Luật Hộ tịch và dự án Luật Căn cước công dân chưa thống nhất, nếu cứ cố gắng thực hiện sẽ dẫn tới sự lãng phí, bất cập không cần thiết.

 

Cần lộ trình

Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng cần phải có lộ trình rõ ràng, phù hợp trên cơ sở đánh giá đầy đủ những ảnh hưởng, tác động đến cuộc sống của người dân. Cái cũ (CMND 9 số) chưa bỏ, cái mới đã làm (CMND 12 số) và lại định dùng căn cước thay thế CMND cũ và mới thì sẽ là sự lãng phí tiền của rất lớn. Cho nên, phải làm rõ lộ trình thực hiện, nếu chưa tính toán kỹ những tác động của việc thay thế giấy tờ cũ thì chưa nên làm ngay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo