xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lạnh như thép!

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná (Ninh Thuận) với công suất 16 triệu tấn/năm, mức đầu tư dự kiến hơn 10 tỉ USD, đang là tâm điểm của dư luận khi những cuộc khủng hoảng môi trường do Formosa gây ra cho vùng biển 4 tỉnh miền Trung chưa nguội.

Thêm một dự án, mà theo chính ông chủ tịch Hoa Sen Group trong đại hội cổ đông bất thường của tập đoàn này sáng 6-9 tại TP HCM, là khả năng sử dụng công nghệ, thiết bị Trung Quốc rất cao.

Dự án mới được nhà nước bật đèn xanh, chỉ ở giai đoạn bước đầu quy hoạch nhưng điều có thể thấy ngay là sự tổn thất về thương hiệu. Tuy những phát ngôn của ông chủ tịch tập đoàn chỉ đưa ra trong khuôn khổ của một đại hội cổ đông bất thường nhưng khi được thuật lại trên báo chí, chúng trở nên hết sức phản cảm, chẳng khác nào một mình ông (và có thể những cổ đông thông qua dự án) đang bất chấp dư luận, thậm chí đang cố tình đẩy những phản biện của dư luận về hướng “chống phá”, “đố kỵ” (!?).

Nhưng những phát ngôn “kêu và lạnh như thép” từ vị lãnh đạo Hoa Sen vẫn tiếp tục được tung ra, gần như thách thức dư luận. Điều này cho thấy một khi nhà đầu tư được hỗ trợ ưu đãi thì những phản biện, chất vấn đứng trên quyền lợi môi trường và đời sống người dân dễ bị coi nhẹ, bất chấp.

Đây chính là nguyên nhân để lọt những nhà đầu tư thiếu trách nhiệm, những dự án gây họa cho môi trường và đời sống dân sinh. Đáng nói, khi đã xảy ra những sự cố như Formosa Hà Tĩnh thì việc rút kinh nghiệm cũng đã muộn.

Do vậy, một cơ chế để nhà nước, nhà đầu tư và công luận cùng giới chuyên gia có thể đối thoại minh bạch trước khi đi đến phê duyệt thực hiện những dự án có khả năng can thiệp vào môi trường chung và tác động đến đời sống dân sinh là điều rất cần thiết và hãy xem đó là việc làm bình thường. Không nên tạo ra một thứ tiền lệ những “sự đã rồi” mà ở đó nhà đầu tư chỉ cần làm sao để nhà nước gật đầu; còn tiếng nói người dân, công luận thì mặc kệ.

Tiền lệ đó sẽ sinh ra những nhà đầu tư bất chấp vì đã được chống lưng; nếu xảy ra sai sót cũng chẳng lo, mọi thứ sẽ được nhà nước xử lý khủng hoảng dư luận và giải quyết êm xuôi.

Ngay trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Đặt nhà máy phải có quy hoạch, tránh tình trạng băm nát bãi biển để chia lô bán đất. Các nhà máy sản xuất ven biển cần tập trung bảo vệ môi trường. Nếu vi phạm môi trường phải đóng cửa nhà máy và trả lại toàn bộ tài sản. Đánh giá tác động môi trường nghiêm khắc với quan điểm phát triển bền vững. Tôi nhắc đi nhắc lại chỗ này. Bài học đã có rồi”.

“Bài học đã có rồi”. Trong khi câu chuyện Formosa Hà Tĩnh chưa “dọn hết”, trong khi nỗi “sợ thép” còn chưa nguôi ngoai, thay vì thấu hiểu bối cảnh, củng cố niềm tin dư luận bằng những cam kết trách nhiệm của mình, thậm chí cần minh bạch trong các giải pháp môi trường vì cộng đồng, thì những gì đại diện Hoa Sen phát ngôn trong những ngày gần đây đang cho thấy điều ngược lại. Tất cả đang khiến dư luận đặt ra câu hỏi truy vấn: liệu sẽ có thêm một Formosa nữa trong tương lai ở biển miền Trung hay không?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo