xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãnh đạo ngành y giật mình với sốt xuất huyết

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Tại tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ mắc sốt xuất huyết tăng 1,63 lần so với cùng kỳ năm 2014; việc phòng chống còn khó khăn vì người dân nhiều nơi thờ ơ

GS-TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, ngày 18-9 đã thực địa nhà dân để kiểm tra việc phòng chống sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Đồng Nai. Đây là địa phương có tỉ lệ người mắc SXH đứng đầu toàn quốc.

Số ca tăng chóng mặt

Nơi đoàn đến là khu phố 4, phường Trảng Dài (TP Biên Hòa), một trong những nơi có số ca SXH nhiều nhất tỉnh Đồng Nai. Đường vào khu dân cư dù trải nhựa nhưng hai bên nhiều lùm cỏ um tùm, chợ án ngữ giữa đường, nước tràn lênh láng.

Kiểm tra tại 3 nhà dân, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giật mình khi thấy nhiều lọ hoa, bát hương, bể nuôi cá, vật dụng gia đình chứa nước đọng, bên trong đầy lăng quăng mà nhiều người dân nói không biết đây là nguyên nhân cơ bản của việc lây truyền và bùng phát SXH.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (thứ 2 từ phải qua) cùng người dân đổ nước đọng trong các vật dụng chứa nước
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (thứ 2 từ phải qua) cùng người dân đổ nước đọng trong các vật dụng chứa nước

 

Hỏi anh Huỳnh Văn Sơn (ở 1 trong 3 hộ nói trên) có biết cách diệt lăng quăng phòng SXH, anh cho biết phun hóa chất là chết lăng quăng. Đáp lại, ông Long cho rằng cách đó không hữu hiệu, chỉ cần đổ nước đọng khỏi lọ, úp lại là xong. Nói rồi, đích thân ông xắn tay áo “biểu diễn” cách phòng bệnh SXH được cho là “số 1” dưới sự chứng kiến của nhiều cán bộ y tế địa phương và người dân.

BS Lại Đức Hạnh, Trưởng Trạm Y tế  phường Trảng Dài, cho biết phường có gần 100.000 dân và là nơi có dịch bệnh SXH cao nhất (10 ổ dịch). Tình hình dịch bệnh ở đây rất phức tạp, công tác phòng chống còn khó khăn vì có nhiều khu nhà trọ, công nhân, dân số đông, người dân lơ là phòng chống… Dù đơn vị đã tổ chức 5 đợt ra quân dập dịch nhưng SXH vẫn tăng.

Theo BS Huỳnh Minh Hoàn, Giám đốc Sở Y tế  tỉnh Đồng Nai, dịch SXH toàn tỉnh tăng 1,63 lần so cùng kỳ năm ngoái với 4.533 ca được ghi nhận từ đầu năm đến nay. SXH tăng đột biến ở hầu hết xã/phường, tỉ lệ tăng bình quân từ 120%-155%. BS Hoàn cũng nói công tác phòng chống dịch SXH còn nhiều khó khăn do người dân còn thờ ơ, sự đeo bám chỉ đạo của các cấp chính quyền chưa quyết liệt, chưa thường xuyên.

Do đặc thù địa phương?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng rất quan ngại với những gì nhìn thấy. Những bãi đất trống, vật dụng, lu khạp, đồ phế thải… đều là nơi chứa mầm bệnh SXH nhiều nhất nhưng người dân không quan tâm. Từ giờ đến cuối năm, khu vực phía Nam sẽ gia tăng mạnh SXH. Ngoài nguyên nhân khách quan (khí hậu, môi trường, mùa mưa, di dân cơ học) thì nguyên nhân chủ quan (điều hành, quản lý, người dân có biết nhưng không biết cách nào xử lý được) khiến dịch bệnh này gia tăng.

Lãnh đạo ngành y tế cũng cho rằng đối với dập dịch SXH, ngành y tế chỉ hướng dẫn, giám sát còn thực hiện thì cần có sự tham gia các cấp, chính quyền địa phương. Ông đề nghị tỉnh tập hợp, tổ chức quyết liệt đủ các tuyến; tăng cường trách nhiệm về chỉ đạo, triển khai, giám sát của địa phương; huy động nhiều lực lượng tham gia, diệt lăng quăng hằng ngày, không trông chờ vào việc phun hóa chất hay việc điều trị. “Diệt lăng quăng là dễ làm nhất, không tốn kém nhiều. Đây là biện pháp hiệu quả, không có lăng quăng là không có SXH” - ông Long nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, thừa nhận do đặc thù địa phương (900.000 lao động, trong đó 2/3 là người nhập cư) nên chưa thể làm giảm số ca mắc SXH. Những năm gần đây, tỉnh quan tâm chăm lo sức khỏe người dân nhưng hành động cụ thể còn hạn chế. Địa phương tiếp thu và sẽ triển khai kịp thời những chỉ đạo của Bộ Y tế.

 

Quá tải điều trị

Theo ThS-BS Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 2.100 ca khám SXH thì chỉ riêng trong tháng 8 có 1.000 ca, trong đó có 170 ca nặng. Riêng trong ngày 18-9, trong tổng số 90 ca SXH đang điều trị thì có 20 ca nặng. Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc chỉ 25 giường nhưng có 35 bệnh nhi.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo