xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì sau chỉ đạo của Bí thư Thăng? (*): Cam go giành lại hè phố

GIA MINH - PHAN ANH - SỸ ĐÔNG

“Tôi yêu cầu chấm dứt ngay việc cho thuê lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, đỗ xe... Phải giành lại vỉa hè cho người đi bộ” - Bí thư Thành ủy TP đã chỉ đạo như vậy hồi cuối tháng 2 vừa qua

Suốt thời gian từ ngày 20 đến 28-6, ghi nhận thực trạng lòng đường, vỉa hè sau 4 tháng chỉ đạo của Bí thư Thăng, chúng tôi nhận thấy những nơi thông thoáng là nơi được bí thư chỉ đích danh, còn lại thì...

Buông nhiều hơn giành

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vẫn không giảm, vỉa hè bị chiếm từ nội thành ra đến ngoại thành. Điển hình của thực trạng này là 2 tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, qua địa bàn các quận 1, 3, Phú Nhuận và Tân Bình). Đây là một trong những tuyến đường kiểu mẫu của TP nhưng nơi này từ lâu được biết đến với tên gọi “bờ kè” của dân nhậu.

Từ chiều tối cho đến rạng sáng hôm sau, vỉa hè ở 2 tuyến đường này bị chiếm dụng “không thương tiếc”. Khoảng 16 giờ mỗi ngày, các quán nhậu tại đây bắt đầu dọn sẵn bàn ghế, kê kích đến sát mép vỉa hè. Phía ngoài, tiếp viên ở nhiều quán đứng tràn ra đường í ới mời khách, gây cảnh bát nháo và mất an toàn giao thông.

Vỉa hè được tận dụng làm nơi nấu ăn, rửa chén và thậm chí cây xanh ven đường cũng trở thành chỗ để chủ quán treo bảng, kê đồ… Đua theo quán nhậu, các xe hàng rong cũng tấp nập đến khu vực này bán đồ cho khách.

Nhiều nơi trên vỉa hè đường Phạm Văn Đồng biến thành quán nhậu Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Nhiều nơi trên vỉa hè đường Phạm Văn Đồng biến thành quán nhậu Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tại góc đường Pasteur - Điện Biên Phủ (phường 6, quận 3), cũng thường xuyên có tình trạng ô tô đậu thành hàng dài dưới lòng đường gây cản trở giao thông. Vỉa hè trước mặt tiền của một nhà hàng tại khu vực này vào chiều tối mỗi ngày không còn chỗ trống do bị chiếm dụng làm nơi giữ xe. Nhiều tiệm buôn bán kê đồ trên vỉa hè, khi khách hàng đến phải đậu xe tạm dưới lòng đường để mua nên đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn ứ.

Đoạn vỉa hè trên đường Trần Hưng Đạo, trước Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (phường 1, quận 5), bị chiếm dụng để kinh doanh Ảnh: GIA MINH
Đoạn vỉa hè trên đường Trần Hưng Đạo, trước Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (phường 1, quận 5), bị chiếm dụng để kinh doanh Ảnh: GIA MINH

Không khác nhiều với tình trạng trên, ở khu vực quận 1, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm chỗ đậu xe, kinh doanh buôn bán cũng diễn ra phổ biến. Trên các tuyến đường như Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng…, tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè diễn ra một cách công khai.

Ở giao lộ Pasteur - Hàm Nghi (phường Bến Nghé), bãi giữ xe của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng nằm “chình ình” trên vỉa hè, không còn chỗ cho người đi bộ trong khi khu vực này có rất nhiều du khách người nước ngoài đi qua.

Nghiêm trọng hơn, trên đường Lê Hồng Phong, đoạn gần vòng xoay Lý Thái Tổ (phường 10, quận 10), nhiều đoạn vỉa hè không còn chỗ trống do bị chiếm dụng làm nơi giữ xe, buôn bán. Một số đoạn, các cửa hàng kinh doanh còn xếp hẳn xe máy xuống lòng đường khiến các phương tiện khi lưu thông qua đều phải né ra ngoài.

Trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (kéo dài qua địa bàn các quận Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp), vỉa hè cũng bị chiếm dụng một cách vô tội vạ để kinh doanh, buôn bán và làm nơi gửi xe…

Trái ngược với tình trạng trên, tại các tuyến đường như Nguyễn Thái Bình, Lê Thị Hồng Gấm, Đề Thám (quận 1) - nơi được Bí thư Đinh La Thăng chỉ đích danh cấm xe khách từ 9 chỗ ngồi trở lên dừng, đậu - thì hiện nay đã có những chuyển biến tích cực. Trở lại các tuyến đường nói trên ngày 28-6, chúng tôi ghi nhận không còn cảnh lộn xộn do các xe đón khách. Vỉa hè ở những tuyến đường này cũng đã thông thoáng hơn so với trước khi được Bí thư Thăng chỉ đạo.

Thách thức

Còn nhớ, sau chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, hàng loạt địa phương lên kế hoạch chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Và đỉnh điểm là tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội quý I/2016 tổ chức ngày 24-3. Tại cuộc họp, nhiều chủ tịch UBND quận, huyện cam kết vào cuộc tập trung chấn chỉnh. Cụ thể, lãnh đạo UBND quận Phú Nhuận cam kết: “Để tình hình lấn chiếm diễn ra phức tạp thì chủ tịch phường phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch quận và chủ tịch quận chịu trách nhiệm trước UBND TP”.

Tương tự, lãnh đạo UBND quận 1 cũng cho hay đã yêu cầu chủ tịch UBND 10 phường trên địa bàn phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện nhanh các biện pháp để trả lại vỉa hè, lề đường cho người đi bộ,...

Quận nào cũng quyết tâm, sao tình trạng lấn chiếm vẫn tràn lan? Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) TP, những tháng đầu năm 2016 chỉ có quận 11, Bình Tân, Tân Bình, huyện Củ Chi và Nhà Bè có những chuyển biến tích cực trong việc chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, còn nhiều quận khác vẫn chưa chuyển biến.

Lý giải việc này, theo Ban ATGT TP, một số địa phương cho rằng ở nhiều khu chợ có nhu cầu mua bán rất lớn nhưng do diện tích hẹp, tiểu thương phải chiếm dụng phần lòng đường, vỉa hè bên ngoài để kinh doanh. Mặt khác, nhiều người vẫn còn thói quen mua đồ ở lề đường cộng với ý thức của nhiều tiểu thương còn hạn chế, thường xuyên tái phạm dẫn đến việc khó trị tình trạng lấy vỉa hè để kinh doanh.

Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban Chuyên trách Ban ATGT TP, cho rằng ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến việc một số quận - huyện triển khai chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè như “bắt cóc bỏ dĩa”. Việc xử lý những trường hợp vi phạm hiện vẫn thiếu kiên quyết, không dứt điểm và công tác phối hợp giữa các lực lượng chưa đạt hiệu quả cao.

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho rằng giải pháp căn cơ, lâu dài nhất là chuyển hóa đô thị, quy hoạch đô thị, khu nào là trung tâm thương mại, khu nào là nhà ở thì sẽ hình thành nên một trật tự mới. Về giải pháp trước mắt, theo ông Tuyến, chỗ nào vỉa hè thông thoáng, người đi bộ đi được, đặc biệt là không ảnh hưởng giao thông thì tạm chấp nhận cho người dân buôn bán nhưng phải giữ vệ sinh, trật tự, từ đó có lộ trình giải quyết chỗ cho bà con kinh doanh. Còn những chỗ nào ảnh hưởng giao thông, lấn chiếm, không phù hợp để buôn bán vỉa hè thì cương quyết xử lý và dẹp ngay.

“Ở đây, vai trò điều tiết của quận, phường rất quan trọng, tùy nơi, địa điểm mà mình sắp xếp nhưng quan điểm là bảo đảm lợi ích xã hội là hàng đầu” - ông Tuyến khẳng định.

Kỳ cuối: Đẩy lùi tội phạm

Đạt lý, thấu tình!

Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến chia sẻ các chuyên gia đánh giá kinh tế vỉa hè là một thực tế đời sống của người dân ở đô thị Việt Nam. Loại hình kinh tế này đã và đang cưu mang, nuôi sống nhiều gia đình. Nếu xóa mà không có chỗ cho họ mưu sinh thì sẽ thành vấn đề xã hội nên phải làm từng bước và có lộ trình xử lý hợp tình, hợp lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo