03/03/2014 23:25

Câu chuyện hôm nay

Không thể bàng quan

Hết chuyện người dân “tự xử” nay kết quả cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại gây nhiều quan ngại về xu hướng các doanh nghiệp thích xài “luật rừng” để đòi nợ.

Công an ngăn chặn vụ đòi nợ thuê tại nhà 1 người dân trên đường Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Tân Tiến

Công an ngăn chặn vụ đòi nợ thuê tại nhà 1 người dân trên đường Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận, TP HCM. Ảnh: Tân Tiến

Cuộc khảo sát của VCCI mới đây cho thấy với các khoản nợ khó đòi, nếu kiện ra tòa và thu qua cơ quan thi hành án thì hiệu quả chỉ khoảng 50% với thời gian kéo dài tới 400 ngày. Trong khi đó, nhờ tới “xã hội đen” đòi nợ, tỉ lệ thành công đạt 90% và chỉ mất từ 15-30 ngày. Thế nên, dù chi phí kiện ra tòa và thu qua thi hành án mất từ 20%-30% khoản nợ (chỉ bằng một nửa so với chi phí thuê “xã hội đen” vốn chiếm từ 40%-70% khoản nợ) nhưng chỉ gần 30% số doanh nghiệp được khảo sát nhờ đến pháp luật.

Tất nhiên, cuộc khảo sát được tiến hành trong khuôn khổ hẹp với một lượng số doanh nghiệp nhất định nên chưa thể bao quát hết bức tranh thu nợ khó đòi hiện nay của các doanh nghiệp. Dù vậy, kết quả này vẫn khiến một thành viên Ban Pháp chế VCCI thảng thốt, giật mình. Bởi lẽ, khi đề cập đến phương án chọn khởi kiện ra tòa và sử dụng cơ quan thi hành án, vị này nhận được quá nhiều cái lắc đầu của doanh nghiệp.

Đúng là không thể bàng quan trước hiện tượng đáng lo ngại này. Cũng không thể thôi bất an trước việc các doanh nghiệp vốn hiểu biết pháp luật và đủ khả năng kinh tế theo đuổi các vụ kiện tụng lại phải viện đến “luật rừng” để đòi quyền lợi hợp pháp của mình.

Hiện tượng doanh nghiệp tìm cách “tự xử” diễn ra trong bối cảnh dư luận đã lên tiếng về việc có quá nhiều vụ người dân “thay trời hành đạo”. Có những xuất phát điểm khác nhau dẫn tới kết cục người dân hay doanh nghiệp “tự xử”. Đó có thể là chế tài pháp luật quá nhẹ với những kẻ trộm chó hay thủ tục rườm rà, nhiêu khê trong thi hành án…  và cũng có thể là hiệu năng của cơ quan hữu trách khiến người dân kìm nén lâu ngày, đến mức phải bùng nổ.

Song dù xuất phát điểm và nguyên nhân gì thì việc để người dân và doanh nghiệp phải hành động trái luật cũng phản ánh phần nào sự mất niềm tin vào pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật.

Thượng tôn pháp luật không thể chỉ là khẩu hiệu. Thượng tôn pháp luật trước hết cần thể hiện mạnh mẽ nhất tại chính các cơ quan thực thi pháp luật. Chắc chắn sẽ chẳng có người dân nào “tự xử” khi thấy mọi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý nghiêm minh. Tương tự như vậy, sẽ chẳng có doanh nghiệp nào tính tới việc thuê “xã hội đen” để đòi nợ nếu việc thi hành án nghiêm chỉnh và nhanh chóng đúng như phán quyết của tòa.

PHAN ĐĂNG

Tin liên quan

Viết bình luận

Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan sắp thăm Việt Nam
7/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 13-6
Nhiều tuyến đường, tòa nhà cao tầng ở Thủ đô tối sầm vì cắt giảm tiêu thụ điện
7/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Trước tình hình thiếu điện, TP Hà Nội đã chuyển sang chế độ chiếu sáng tiết kiệm, cùng với việc luân phiên cắt điện ở các quận, huyện
Hơn 1.000 học sinh TP HCM tìm hiểu vũ trụ cùng phi hành gia NASA
7/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Ngày 7-6, tuần lễ NASA Việt Nam (VIETNAM SPACE WEEK) diễn ra với nhiều trải nghiệm thú vị cho học sinh tại TP HCM cùng sự tham gia của cựu phi hành gia NASA Michael Baker; Josefs Schmid - phẫu thuật gia, bác sĩ gia đình của NASA...
Một doanh nghiệp xin xây nhà cao tầng để nuôi heo ở Thanh Hóa
7/6/2023 548 1k
(NLĐO)- Nếu đề xuất này được chấp thuận, đây là dự án nuôi heo trên nhà cao tầng đầu tiên ở Thanh Hóa và có thể trên cả nước
Tranh luận trái chiều về danh sách vinh danh của Michelin

Tranh luận trái chiều về danh sách vinh danh của Michelin

(NLĐO)- Nhiều nhà hàng xuất hiện trong các hạng mục được Michelin vinh danh khiến thực khách bất ngờ vì cho rằng đây là những nhà hàng có hương vị bình thường, không hấp dẫn