xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không ai giữ hộ chủ quyền cho chúng ta!

Dương Ngọc ghi

Trao đổi với báo chí ngày 18-8, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không bị cuốn vào cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc

Phóng viên: Nhiều lo ngại xung đột ở biển Đông sẽ biến thành cuộc chiến trong khu vực. Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về nguy cơ này?

- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Biển Đông không phải là vấn đề riêng của một quốc gia do nằm trên tuyến hàng hải quốc tế hết sức quan trọng. Bất kỳ sự cố nào xảy ra ở biển Đông cũng sẽ làm chậm tuyến vận chuyển hàng hải quan trọng này. Việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, duy trì ổn định ở biển Đông không phải của riêng nước nào mà của tất cả các nước.

img

Thực tế là biển Đông có tranh chấp giữa “5 nước 6 bên” mà các bên liên quan phải cùng nhau giải quyết thông qua đàm phán, thương lượng. Việc để xảy ra tình trạng leo thang là trách nhiệm của các nước để xảy ra leo thang. Và việc xung đột dẫn đến chiến tranh là đi ngược xu thế thời đại. Xung đột đó không thể lường trước được. Hậu quả của tất cả các cuộc chiến tranh đều rất thảm khốc, không ai là người chiến thắng.

Các biện pháp hiện nay đang tiến hành trong ASEAN và Trung Quốc là tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Các bên đang nỗ lực để có được COC trong năm 2017. Tôi cũng hy vọng các nước có trách nhiệm. Trường hợp có chuyện xảy ra, cộng đồng quốc tế chắc chắn có tiếng nói phản đối.

Một số ý kiến còn lo ngại xu hướng Việt Nam bị cuốn vào cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong khu vực?

- Cạnh tranh giữa các nước lớn xuất phát từ lợi ích chiến lược. Vì vậy, ở thời điểm nào, nơi nào cũng luôn luôn có sự cạnh tranh chiến lược. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến đối đầu.

Việt Nam đã rút ra được những bài học và chúng ta không để cho bất cứ ai lôi kéo vào cạnh tranh xung đột. Chỉ thực hiện đúng đường lối đối ngoại độc lập và tự chủ, Việt Nam mới bảo đảm được độc lập và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Tàu đánh cá của ngư dân miền Trung bị tàu cá Trung Quốc tông, phá ngư cụ Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Tàu đánh cá của ngư dân miền Trung bị tàu cá Trung Quốc tông, phá ngư cụ Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Chúng ta có chủ trương không liên minh, liên kết để chống lại bất kỳ nước thứ ba nào. Tuy nhiên, chúng ta phải phát triển quan hệ với các nước, đi từ chính sách đối ngoại “thêm bạn bớt thù” đến chính sách “muốn làm bạn với tất cả các nước” để không bị rơi vào sự cạnh tranh, không bị lôi kéo vào lợi ích xung đột giữa các nước khác. Việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của chúng ta là do chính chúng ta và dựa trên cơ sở sự ủng hộ của các nước. Không nước nào giữ hộ độc lập, chủ quyền cho chúng ta.

Nhiều ý kiến cho rằng một số nước ASEAN tỏ ra muốn đứng ngoài những tranh chấp ở biển Đông. Phó Thủ tướng có thể cho biết đánh giá của Việt Nam về lo ngại này?

- Việc một số nước ASEAN có quan điểm khác nhau về vấn đề biển Đông là một thực tế. Trong ASEAN có những vấn đề tất cả cùng mục tiêu, có những vấn đề do sự quan tâm của các nước khác nhau thì có mức độ đề cập và quan điểm cũng khác nhau. Tuy nhiên, môi trường biển Đông sẽ tác động đến các nước, tác động đến hòa bình và ổn định của cả khu vực.

Ngoài ra, cũng phải khẳng định tranh chấp chủ quyền giữa những quốc gia nào thì do những quốc gia đó đàm phán giải quyết với nhau. Vấn đề nào song phương thì đàm phán song phương, vấn đề nào đa phương thì đàm phán đa phương. Nhưng nguyên tắc cốt lõi của ASEAN là duy trì được hòa bình, ổn định của khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kiềm chế và không sử dụng vũ lực... Đến nay, trong ASEAN, 7/10 nước đã sử dụng công cụ pháp lý hay trọng tài.

Tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bảo vệ chủ quyền theo luật pháp quốc tế và yêu cầu các nước cũng phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở đàm phán song phương và đa phương. Đương nhiên, khi bị xâm phạm phải kiên quyết đấu tranh, dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo