xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó chứng minh tiền chia chác giữa Dương Chí Dũng và đồng phạm

NGUYỄN QUYẾT

Đại diện VKSND Tối cao đề nghị giữ nguyên mức án sơ thẩm, thậm chí tăng tiền bồi thường, trong khi các luật sư đưa ra bằng chứng gỡ tội và đề nghị hủy án tử hình với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc

Ngày 23-4 - ngày thứ 2 phiên tòa phúc thẩm vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)- sau khi HĐXX TAND Tối cao tại Hà Nội kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKSND Tối cao đã trình bày bản luận tội đối với Dương Chí Dũng và các đồng phạm.

VKS bác nhiều kháng cáo

Trên cơ sở phân tích hành vi phạm tội cụ thể của các bị cáo theo từng nhóm tội danh, đại diện VKS cho rằng các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều tuy không bàn bạc với nhau nhưng đã thỏa thuận, tiếp sức nhau để tổ chức việc đầu tư sai phạm. Các bị cáo Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Bùi Thị Bích Loan đã tiếp nhận ý chí của các lãnh đạo này, góp phần làm cho hành vi sai trái xảy ra trót lọt, gây thiệt hại 366 tỉ đồng.

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Mai Văn Phúc sau khi phiên tòa kết thúc ngày làm việc thứ haiẢnh: TTXVN
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Mai Văn Phúc sau khi phiên tòa kết thúc ngày làm việc thứ haiẢnh: TTXVN

Theo VKS, lời khai của Sơn về việc nhận tiền, chuyển cho Dũng, Phúc, Chiều có nhiều cơ sở đối chứng chứng minh. Việc truy tố các bị cáo về tội tham ô tài sản là đúng quy định. Dù gia đình bị cáo Dũng nộp 4,7 tỉ đồng, gia đình bị cáo Phúc nộp 3,5 tỉ đồng tiền khắc phục hậu quả nhưng không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt.

Vị đại diện VKS đề nghị bác kháng cáo của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn về tội tham ô tài sản, đồng thời đề nghị HĐXX xem xét tăng mức bồi thường đối với các bị cáo này.

Với đơn kháng cáo của các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội cố ý làm trái, VKS nhận định không có căn cứ giảm nhẹ cho Dũng, Phúc và Sơn. Còn các cáo Lê Văn Lừng, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện được đánh giá có vai trò thấp hơn nên VKS đề nghị giảm một phần hình phạt, bồi thường.

Kháng cáo của vợ các bị cáo về tài sản bị kê biên cũng bị VKS bác bỏ, đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.

Luật sư: CQĐT thiếu chứng cứ

Trong phần bào chữa, các luật sư dồn nhiều câu hỏi với Trần Hải Sơn, người đã nhận tiền “lại quả” 1,666 triệu USD và chia cho các bị cáo còn lại. Luật sư Trần Đình Triển vặn hỏi Sơn về thời điểm gọi điện liên lạc với Dương Chí Dũng để đến đưa 5 tỉ đồng tại khách sạn Victory (TP HCM). Sơn cho biết hôm đó có liên lạc với cựu chủ tịch Vinalines nhưng không nhớ rõ là 16 giờ hay tối hẳn.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp thì yêu cầu bị cáo Sơn nói về lý do, nguồn gốc khoản tiền khi chuyển cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc. Sơn đáp: “Mặc nhiên các anh ấy biết là tiền gì”.

Nhận định ngay từ đầu không đủ căn cứ buộc tội Dương Chí Dũng tham ô tài sản, luật sư Ngô Ngọc Thủy cho rằng CQĐT không cung cấp được chứng cứ gì cho thấy các bị cáo bàn bạc với nhau về khoản tiền 1,666 triệu USD, hoàn toàn chỉ dựa vào lời khai đơn phương từ Sơn. Trong khi đó, lời khai của các bị cáo, nhân chứng để buộc tội tham ô tài sản cho Dương Chí Dũng tuy không mâu thuẫn nhưng đều là những người thân, ruột thịt với nhau nên có thể thống nhất khai theo hướng có lợi cho thân nhân mình. Luật sư Thủy đề nghị: “HĐXX hủy án sơ thẩm, giao CQĐT điều tra lại để có thể đi đến một phán quyết có lý, có tình, công bằng để cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng công bằng, thuyết phục hơn”.

Luật sư Trần Đình Triển nêu thông tin đối chứng về việc Dương Chí Dũng tham ô từ phía Singapore, đó là bản tuyên thệ của ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP. Theo đó, ông Goh khẳng định “chưa bao giờ liên lạc hay bàn bạc việc bán ụ nổi 83M với ông Dũng và Phúc”. Luật sư Triển cho rằng cần đánh giá lại vai trò của các bị cáo trong việc “thương thảo” với Công ty AP vì đây là một chứng cứ, tình tiết mới của vụ án. Ông Triển đề nghị hủy án sơ thẩm, giao CQĐT điều tra lại phần nội dung về tội tham ô tài sản.

Cũng đề xuất hủy án sơ thẩm để điều tra lại, luật sư Hoàng Huy Được, bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc, yêu cầu làm rõ tình tiết khi chuyển 5 tỉ đồng cho Phúc tại Làng Quốc tế Thăng Long, Sơn dùng 3 tỉ đồng em gái Trần Hải Huyền chuẩn bị cho thêm với 2 tỉ đồng rút từ Ngân hàng Hàng Hải. Song, xác minh thông tin tại ngân hàng không hề có việc rút tiền này.

Phiên tòa sẽ tiếp diễn vào hôm nay, 24-4.

No. 83M không phải là tàu biển (?!)

Nhóm bị cáo ở cửa khẩu Chi cục Hải quan Vân Phong khai rằng đã cho thông quan ụ nổi No. 83M vì nhận thức đây không phải là tàu biển. Tại tòa phúc thẩm, các cơ quan liên quan cũng xác nhận việc này trong một số văn bản. Chủ tọa phiên tòa công bố 2 văn bản của Bộ Giao thông Vận tải với nội dung khẳng định ụ nổi không phải là tàu biển mà là một thiết bị sửa chữa tàu di động nên không bị giới hạn bởi quy định tuổi nhập khẩu (không quá 15 tuổi).

HĐXX cũng công bố kết luận giám định liên ngành phần nhận định các cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong (Khánh Hòa) không có sai phạm khi thực hiện thủ tục cho thông quan ụ nổi No. 83M.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo