xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kêu gọi hiến kế chống ngập

Bài và ảnh: THÀNH ĐỒNG

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước mở các cuộc hội thảo để mời các nhà khoa học tham gia hiến kế chống ngập

Chiều 21-10, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đã có buổi làm việc với đại diện Sở Giao thông Vận tải (GTVT), Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước (Trung tâm Chống ngập) và các sở, ngành liên quan để tìm giải pháp chống ngập cho TP.

Hệ thống cống thoát không còn phù hợp

Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập, hiện toàn TP còn 27 điểm ngập, trong đó 11 điểm ngập hiện hữu, 14 điểm ngập phát sinh và 2 điểm tái ngập.

Hầu hết hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP đều được xây dựng theo thiết kế của Quyết định 752 của Chính phủ.

Cụ thể, chia TP thành 6 vùng, trong đó vùng trung tâm có diện tích 106,40 km2, gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11 và Bình Thạnh, có các kênh chính là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - Bến Nghé và kênh Đôi - kênh Tẽ. Thiết kế đối với cống cấp 3 là 75,88 mm; cống cấp 2 là 85,36 mm; kênh, rạch cấp 1 là 95,91 mm; đỉnh triều là +1,32 m. Tuy nhiên, lượng mưa hiện đã vượt tần suất thiết kế nên hệ thống cống thoát nước không phát huy tác dụng.

Ngoài ra, ngập tăng còn do người dân xả rác bít miệng thu nước, địa hình nhiều khu vực ở TP bị trũng thấp...

 

Ngập trên đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM vào tối 9-10
Ngập trên đường Lương Định Của, quận 2, TP HCM vào tối 9-10

 

Để giải quyết tình trạng ngập, Trung tâm Chống ngập đã triển khai các biện pháp cấp bách, như: đấu nối, mở hướng thoát nước cho các vị trí thường xuyên ngập nước; vận hành 1.077 van ngăn triều; gia cố các tuyến đê tạm; vận hành 30 trạm bơm...

“Các biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, về lâu dài cần nghiên cứu, tính toán lại quy mô cống, rà soát các quy hoạch phát triển đô thị, trong đó xem xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tiến hành hoàn thiện các công trình của quy hoạch 1547, hệ thống hồ điều tiết phân tán” - đại diện Trung tâm Chống ngập nói.

Ưu tiên khu vực trung tâm

Trả lời về nguyên nhân phát sinh 14 điểm ngập, lãnh đạo Trung tâm Chống ngập cho rằng có 5 điểm do trong quá trình tổ chức thi công công trình Tân Hóa - Lò Gốm đã cản dòng, khiến nước không thể thoát được. Chín điểm còn lại ở khu vực quận Bình Thạnh do mưa vượt tần suất. Hiện đã có trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng dự án chưa hoàn thành vì vướng giải tỏa mặt bằng.

Theo lãnh đạo quận Bình Thạnh, trạm bơm chỉ phát huy tác dụng khi có tổ hợp mưa kết hợp với triều cường, còn bình thường, nguyên nhân ngập chủ yếu trên địa bàn quận trong thời gian qua là do hệ thống cống thoát nước quá chậm.

“Trước khi cho rằng các hệ thống thoát nước thực hiện theo Quyết định 752 không còn phù hợp thì nên có nghiên cứu, đánh giá chính xác để có biện pháp khắc phục, không thể đào lên để làm lại được” - ông Nguyễn Hữu Tín nói.

Ngoài ra, ông Tín yêu cầu Trung tâm Chống ngập xem xét 14 điểm ngập mới xuất hiện có lan rộng ra các khu vực khác hay không? Sở GTVT và Trung tâm Chống ngập cần mở các cuộc hội thảo để mời các nhà khoa học tham gia hiến kế chống ngập. Về 5 điểm ngập do thi công công trình Tân Hóa - Lò Gốm, ông Tín yêu cầu Ban Quản lý Nâng cấp đô thị kiểm tra và báo cáo UBND TP nguyên nhân thi công gây ngập để rút bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

Ông Tín cũng cho biết nhiệm kỳ này, TP ưu tiên giải quyết ngập nước ở khu vực trung tâm. Về lâu dài, để giải quyết bài toán chống ngập, TP đã có lộ trình nhưng cần phải có thời gian. Theo đó, hệ thống đê bao, âu thuyền và cống ngăn triều đặt tại 9 điểm để ngăn xâm nhập nước gây ngập, hiện đã thực hiện được cống ngăn triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cống Tân Thuận.

“Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT phải rà soát lại hồ điều tiết phân tán tại các quận, đặc biệt tính toán lại lưu vực, khu vực nào có nguy cơ ngập thì đặt máy bơm để giải quyết ngay. Ngoài ra, Sở GTVT và Trung tâm Chống ngập công bố thông tin các điểm ngập, điểm tái ngập để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, chính quyền địa phương giám sát, tìm các biện pháp khắc phục chứ không thể để tái diễn. Phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo trên và báo cáo lại UBND TP trong 10 ngày tới” - ông Tín yêu cầu.

 

Trước những câu trả lời ấp úng của lãnh đạo Trung tâm Chống ngập về giải pháp chống ngập hiệu quả, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín thốt lên: “Làm việc thế này thì có tội với dân quá, trong khi tiền vẫn đổ ra ào ào”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo