xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Èo uột du lịch miền Trung: “Bắt tay” làm mới sản phẩm du lịch

QUANG NHẬT - TRẦN THƯỜNG - BÍCH VÂN

Ngoài kêu gọi đầu tư, vùng trọng điểm du lịch miền Trung sẽ tăng cường liên kết để quảng bá, phát triển du lịch

Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu (Dự án EU-ESRT) vừa công bố bản đồ phát triển sản phẩm du lịch ở Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Chương trình vạch ra 3 chiến lược chính nhằm kết nối các sản phẩm du lịch ưu tiên gồm: con đường di sản, liên kết các sản phẩm văn hóa của khu vực; trung tâm du lịch “thiên đường biển”; con đường sinh thái với các sản phẩm du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái mới nổi.

Dựa vào dân

Tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp, người dân về phát triển du lịch vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức, ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.

Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh sẽ quan tâm đến những ý tưởng mới, làm mới các sản phẩm du lịch văn hóa - di sản. Ngoài ra, tỉnh sẽ hình thành TP du lịch Chân Mây - Lăng Cô ở huyện Phú Lộc trở thành khu vực trọng điểm Bắc Trung Bộ nhằm giảm áp lực cho cụm trung tâm Huế và vùng phụ cận, tạo ra khu vực đối trọng giữa “Huế xưa” với “Huế hiện đại”.

 

Phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là điểm dừng chân lý tưởng của du khách Ảnh: QUANG NHẬT
Phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là điểm dừng chân lý tưởng của du khách Ảnh: QUANG NHẬT

Phát triển du lịch đầm phá, nông thôn và dựa vào cộng đồng, khai thác thế mạnh dòng sông Hương di sản cũng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh này thời gian tới. Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng sẽ tập trung theo hướng khai thác tiềm năng, khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng, giúp vay vốn đầu tư phát triển du lịch với lãi suất thấp. Ngành du lịch cùng với chính quyền các địa phương sẽ là đầu mối liên hệ, kết nối với các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành để xây dựng, quảng bá các tour, tuyến, đưa du khách đến tham quan, khám phá tại các điểm du lịch cộng đồng.

Còn ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tỉnh sẽ xuất bản bản đồ giới thiệu các làng nghề truyền thống, thiết lập bản đồ làng nghề trên trang web. Trong bản đồ này, du khách có thể tìm hiểu về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính Quảng Nam, vị trí tất cả làng nghề truyền thống và các điểm đến tham quan như Hội An, Mỹ Sơn…

Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Đà Nẵng, cho hay đơn vị này đang lên kế hoạch phát triển du lịch đường sông. Hiện tại, Đà Nẵng có tiềm năng về lĩnh vực này nhưng chưa phát huy hết. Trong đó, ngành du lịch sẽ xây dựng bến bãi cho du thuyền, thu hút các hãng lữ hành, khai thác du lịch trên sông.

Khắc phục yếu kém trong liên kết

Trong mô hình liên kết “3 địa phương, 1 điểm đến”, theo ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên - Huế, khâu yếu nhất là sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp cùng kết nối.

Với vai trò là tổ trưởng trong việc liên kết du lịch của 3 địa phương trong năm 2016, ông Đinh Hài khẳng định Quảng Nam đã chuẩn bị xong kế hoạch hợp tác phát triển du lịch. Theo đó, các địa phương này sẽ tham gia hội chợ quốc tế được tổ chức ở Đức, Nhật, Hà Nội, TP HCM; phối hợp tổ chức một hội chợ du lịch tại Đà Nẵng để giới thiệu tiềm năng du lịch đến với du khách. Ba địa phương cũng sẽ hình thành một trang web chung, xuất bản bản đồ, cẩm nang chung mang tên “3 địa phương, 1 điểm đến”.

 

Du khách tham quan làng dệt phục vụ du lịch cộng đồng Zara (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Du khách tham quan làng dệt phục vụ du lịch cộng đồng Zara (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Bên cạnh đó sẽ xây dựng bộ nhận diện du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế mà trước hết là thống nhất xây dựng một logo và slogan chung. Xây dựng bộ thông tin chung về du lịch vùng, gồm số liệu thống kê thị trường khách, dự án đầu tư…; phối hợp xúc tiến mở các đường bay thẳng đến 3 tỉnh, thành này.

Theo ông Hài, kế hoạch liên kết vùng rất chú trọng vào việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cũng sẽ liên kết trong thanh tra, kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết để phát triển nguồn nhân lực du lịch...

Chuyên gia du lịch Trương Nam Thắng cho rằng sự liên kết giữa các địa phương này không thể chỉ nói suông mà cần có mô hình hợp tác chặt chẽ và bền vững. Ngoài việc phát triển các sản phẩm du lịch, sự liên kết này còn phải tạo ra môi trường du lịch thân thiện, an toàn trong mắt du khách.

 

Kêu gọi khai thác thủy phi cơ tham quan

Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đầm phá. Trong đó sẽ tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, bến thuyền du lịch, cơ sở dịch vụ; đồng thời kêu gọi khai thác các loại hình thủy phi cơ tham quan vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã và các điểm di tích Huế.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo