xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp hại nông dân

Bài và ảnh: Ca Linh

Do cạnh tranh không lành mạnh, nhiều doanh nghiệp đã giảm giá sản phẩm xuất khẩu và giá thu mua nguyên liệu trong nước, gây ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân

Sản xuất lúa gạo, thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 là một bức tranh ảm đạm cho nông dân và doanh nghiệp (DN) khi giá sụt giảm, xuất khẩu giảm kim ngạch. Ngày 5-7 tại TP Cần Thơ, hội nghị "Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL" do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì với sự tham dự của nhiều bộ, ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm vực dậy 2 ngành chủ lực này.

img
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa vụ đông xuân

Không nên thay thế vụ thu đông

Vấn đề được các đại biểu tranh luận sôi nổi tại hội nghị là có nên thay thế vụ thu đông (lúa vụ 3) bằng vụ trồng màu hay không.

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đặt vấn đề: "Nên xác định cơ cấu mùa vụ như thế nào cho hợp lý. Làm 2 vụ lúa, 1 vụ màu hay 3 vụ lúa như hiện nay? Khi tôi gặp bà con, có hộ cho biết làm lúa dễ hơn, nếu chuyển sang trồng màu thì không ai mua. Lúa dù có thất bát thì rủi ro vẫn ít hơn". Vì vậy, ông Quang đề nghị các bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu kỹ việc chuyển đổi này.

Theo ông Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, việc chuyển đổi mô hình sản xuất rất khó, nếu bỏ lúa vụ 3 thì cơ cấu cây trồng gì cho phù hợp? "Việc này cần có sự nghiên cứu và tham gia của các nhà khoa học" - ông Chánh đề nghị. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đề nghị không bỏ lúa vụ thu đông, vì nếu chuyển sang trồng đậu, bắp… mà không ai mua thì nông dân càng thiệt nặng.

Sản xuất lúa vụ 3 ở ĐBSCL chỉ trồng ở những nơi nào có đê bao vì vụ này rơi vào những tháng lũ. Thuận lợi của vụ 3 là thu hoạch vào mùa khô, giáp với vụ đông xuân nên giá có nhích lên và làm giống cho vụ đông xuân là rất tốt.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, băn khoăn: "Nếu chủ trương bỏ lúa vụ 3 thì trong 3-4 tháng, nông dân sẽ làm gì để tăng thu nhập? Khi trồng lúa, nông dân có thể dự trữ để bán hoặc ăn dần, còn chuyển sang trồng đậu, bắp... mà không có đầu ra thì họ còn điêu đứng hơn". Ông Bảnh cho rằng nếu chuyển sang trồng màu, phải khảo sát thổ nhưỡng vì không phải đất trồng lúa rồi trồng hoa màu sẽ tốt.

Cạnh tranh không lành mạnh

Vấn đề được các đại biểu mổ xẻ là nền sản xuất lúa gạo của nước ta nhỏ lẻ, manh mún và chi phí cao. Con cá tra vẫn là sản phẩm độc quyền trên 140 nước và vùng lãnh thổ nhưng sản xuất tự phát, không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, DN cạnh tranh không lành mạnh, bán cá giá thấp nên mua vào thấp, gây thiệt hại lớn cho người nuôi từ tháng 3-2012 đến nay.

Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước, cho biết nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho 2 ngành hàng chủ lực của ĐBSCL. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm soát hoạt động xuất khẩu lúa gạo, cá tra còn nhiều bất cập. Do cạnh tranh không lành mạnh, nhiều doanh nghiệp đã giảm giá sản phẩm xuất khẩu và giá thu mua cá nguyên liệu trong nước, gây ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đối với mặt hàng thủy sản, thời gian qua, vài DN do lợi ích cục bộ đã làm giảm giá, ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính. "Việc này dẫn đến một số nền kinh tế áp dụng rào cản thương mại, ảnh hưởng toàn ngành thủy sản" - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định.

Quy hoạch lại sản xuất

Ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đề nghị cần nắm lại thực tế nhu cầu thế giới để có quy hoạch, sản xuất cá tra hiệu quả. Cần sản xuất ít nhưng chất lượng và có lợi nhuận cho nông dân và DN. Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến là giải pháp rất quan trọng giúp nông dân chống lại biến động thất thường của giá cả. "Năng suất tăng, giá thành giảm thì nông dân mới có lời" - ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNN Cao Đức Phát cho rằng muốn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần thực hiện đồng bộ giữa Chính phủ, các bộ - ngành và địa phương. Căn cơ nhất là điều chỉnh cơ cấu và phương thức sản xuất. "Thay vì sản xuất nhiều, chất lượng thấp thì cần làm ngược lại mới bán được nhiều tiền và giảm giá thành" - ông Cao Đức Phát đề xuất.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo phải quy hoạch lại sản xuất, gắn cung cầu với thị trường nhằm nâng cao hiệu quả. "Với 3,8 triệu ha đất lúa hiện nay có thể chuyển đổi sang cây trồng khác cho thu nhập cao trên tiêu chí bảo đảm an ninh lương thực. Bộ NN-PTNN phối hợp với các địa phương quy hoạch trên từng địa bàn cụ thể mà lựa chọn cây trồng" - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo