xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cởi trói” để đi lên

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Một quốc gia chuyển từ chiến tranh sang hòa bình luôn có 2 vấn đề cơ bản phải tiến hành đồng thời là khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước.

Cuộc kháng chiến 30 năm của nhân dân Việt Nam lâu dài và khốc liệt nhất sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài hơn 10 năm. Sự kéo dài ấy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu do sự tàn phá quá lớn của chiến tranh, đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và thời gian để khắc phục. Trong đó, việc khôi phục hạ tầng giao thông vận tải chậm đã hạn chế tốc độ phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Do hoàn cảnh lịch sử, Đảng ta ra đời trong chiến tranh nên hình thành tập quán lãnh đạo và quản lý kinh tế chỉ huy của thời chiến khiến việc chuyển đổi sang tư duy và phương pháp quản lý kinh tế - xã hội thời bình không thể ngày một ngày hai. Chính vì thế, cơ chế quản lý bao cấp của thời chiến áp dụng trong thời bình đã đẩy khủng hoảng kinh tế - xã hội lên mức cao nhất. Ở ngay “vựa lúa” Nam Bộ mà người dân phải ăn độn bo bo và bột mì.

Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới với nội dung cơ bản: Chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Đường lối đổi mới có cơ sở thực tiễn từ những hoạt động “xé rào” như: Bung ra sản xuất, bù giá vào lương, không gò ép nông dân vào các tập đoàn và hợp tác xã nông nghiệp... TP HCM và một số tỉnh ở Nam Bộ đã tạo ra nguồn hàng tiêu dùng phong phú hơn, không còn chợ đen và kích thích được động lực sản xuất.

Đường lối đổi mới của Đại hội VI đã thực sự “cởi trói” cho lực lượng sản xuất, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, tạo tiền đề bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài. TP HCM đã năng động, sáng tạo đi đầu trong nhiều lĩnh vực xây dựng, phát triển đất nước cũng như hàn gắn vết thương chiến tranh. 40 năm qua, đây luôn là địa phương có tỉ trọng đóng góp ngân sách nhiều nhất cho trung ương; nhiều phong trào ở TP HCM đã được nhân rộng trong cả nước.

Những thành tựu trên là điều đáng mừng nhưng nhìn toàn cục đất nước cũng như nhìn ra thế giới thì chúng ta còn rất nhiều hạn chế.

Ngày nay, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm các nước nghèo nhưng GDP/đầu người còn kém xa một số nước trong ASEAN, thậm chí vẫn đứng trong nhóm 4 nước cuối bảng. Căn nguyên của vấn đề trên là dù chúng ta đã hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, là thành viên của WTO và nhiều định chế kinh tế khác nhưng tập quán quản lý kinh tế chỉ huy, bao cấp dường như vẫn chưa hoàn toàn bị xóa bỏ nên vẫn còn tình trạng “xin - cho” ít nhiều kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo