xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cổ phần hóa: Con đường gập ghềnh (*): Nếu hô hào, sẽ thất bại

THÁI PHƯƠNG

Nên chọn các doanh nghiệp tiêu biểu, ở lĩnh vực chủ chốt thí điểm làm trước để tạo sức lan tỏa; chọn phương án sáp nhập, hợp nhất đối với các doanh nghiệp không hiệu quả...

Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng để quá trình cổ phần hóa (CPH) tốt, điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị về pháp lý, phải lường trước hiệu quả và có khung cơ chế chính sách trước khi triển khai… Quan trọng là các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi cách thức, tư duy tiến hành CPH chứ không thể theo tư duy cũ, giống như phải có đường cao tốc cho xe chạy thuận lợi thay vì xe chạy đến đâu làm đường đến đó là rất nguy hiểm.

Không dễ tìm lượng vốn lớn để hấp thụ

Theo các chuyên gia kinh tế, việc 432 DN tiến hành tái cơ cấu, CPH trong 2 năm sẽ cần một nguồn vốn rất lớn để hấp thụ số lượng cổ phiếu khổng lồ. Trong khi đó, trong 2 năm tới, chuyển biến kinh tế Việt Nam và thế giới chưa có nhiều thuận lợi. Hiện quá trình hồi phục kinh tế thế giới chưa hoàn toàn khiến dòng vốn đầu tư từ các nước đang co cụm, phòng thủ thay vì mạnh mẽ đầu tư. Khó có dòng vốn lớn cả trong và ngoài nước nên xu hướng thoái vốn của khối DN nhà nước sẽ gặp không ít khó khăn…

Việc IPO các tổng công ty lớn trong những ngành đặc thù như hàng không, viễn thông... đang được thị trường chờ đợi Ảnh: HỒNG THÚY
Việc IPO các tổng công ty lớn trong những ngành đặc thù như hàng không, viễn thông... đang được thị trường chờ đợi Ảnh: HỒNG THÚY

“Thử nhìn vào bức tranh của thị trường chứng khoán, hồi đầu năm, giới đầu tư kỳ vọng đến cuối năm thị trường sẽ sáng sủa hơn, không có cổ phiếu dưới mệnh giá, kinh tế vĩ mô ổn định. Nhưng gần đây, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều biến động sẽ làm quá trình này thêm khó khăn” - ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC, nhận xét.

Mới đây, trong số 25 DN chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo hình thức đấu giá, có đến 15 DN không bán hết cổ phần. Một số trường hợp như Công ty TNHH MTV Vận tải và Xếp dỡ đường thủy nội địa (Trancinwa) còn dư 99%, công ty dành hơn 2,5 triệu cổ phần đưa ra đấu giá nhưng chỉ bán được 24.200 đơn vị. Hay Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cũng bị dư khối lượng lớn cổ phần khi chỉ bán được hơn 3%, dù công ty dự kiến đấu giá hơn 49,7 triệu cổ phần khi IPO…

Tại Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh CPH DN nhà nước có yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các DN nếu thoái vốn không thành công và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Giá mua được xác định theo giá thị trường nhưng không cao hơn giá trị trên sổ sách trừ đi các khoản dự phòng giảm giá đầu tư đã trích lập đầy đủ.

Trước tình hình trên, TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng đối với những DN muốn chuyển từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần, CPH không thành công có thể triển khai bán phần vốn cho SCIC hoặc các quỹ đầu tư phát triển địa phương. Chẳng hạn, tại TP HCM có Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước (HFIC), khi một DN bán cổ phần nhà nước để thoái vốn nhưng chỉ được vài phần trăm, số cổ phần còn lại sẽ bán cho HFIC để đơn vị này chọn thời điểm thích hợp bán dần, phát hành trái phiếu để huy động vốn, khi đó việc thoái vốn sẽ nhẹ nhàng hơn.

“Các tỉnh, TP trên cả nước đều có quỹ đầu tư trực thuộc UBND tỉnh, thành nên phương án này có thể áp dụng, giúp DN CPH nhanh hơn. Dù là bán cho SCIC hay các quỹ đầu tư thuộc nhà nước nhưng khi có nhiều đơn vị tham gia quản trị, hoạt động của DN sẽ được giám sát chéo, hiệu quả hơn bởi mục tiêu của CPH cũng nhằm nâng cao năng lực quản trị cho DN” - TS Lê Đạt Chí nói.

Giám sát chặt để tránh thất thoát vốn

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, quá  trình tái cơ cấu DN không chỉ có hình thức duy nhất là CPH mà có thể sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản bởi chúng ta quan tâm nhiều về chất lượng hơn là số lượng các DN. “Quá trình này nếu làm tốt sẽ góp phần làm giảm nợ xấu hệ thống NH vì nợ xấu gắn với quá trình vay nợ rất lớn của DN. Khi tái cơ cấu sẽ giúp xử lý nợ xấu và giải bài toán kép cho nền kinh tế” - ông Ngân nói.

TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, đề xuất không nên tiến hành CPH toàn bộ 432 DN cùng lúc mà nên chọn ra những chỗ nào, lĩnh vực nào làm tốt thì triển khai trước để có sức lan tỏa. Chẳng hạn, những DN có vị trí quan trọng, ngành nghề trọng điểm cần sắp xếp lại, tập trung làm có thể đợt đầu chậm nhưng các đợt tiếp theo có kinh nghiệm sẽ làm nhanh hơn.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, quá trình CPH cần được giám sát và các đại biểu Quốc hội cũng có trách nhiệm theo dõi để tránh thất thoát tài sản nhà nước. Lâu nay, khi đề cập đến tái cơ cấu DN, trong đó có việc thoái vốn nhà nước, dư luận thường không chấp nhận bán dưới mệnh giá sợ dẫn đến lỗ lã trong DN. Giờ cần chấp nhận quan điểm trong kinh doanh có lời, lỗ, quan trọng là khoản lỗ phát sinh từ đâu? Nếu lỗ do tiêu cực thì cần xử lý còn nếu nguyên nhân do suy thoái kinh tế, thị trường tài chính, bất động sản khó khăn… nên chấp nhận thoái vốn theo cơ chế thị trường. Người mua chấp nhận giá bao nhiêu thay vì cứ bán giá cao. “Quá trình định giá cũng cần phù hợp để nhà đầu tư thấy triển vọng DN, thấy lợi ích khi mua cổ phần” - ông Ngân nói.

Thực tế, rất nhiều DN sau IPO đã không niêm yết, cổ đông không thể giám sát được khi đưa ra nhiều lý do chần chừ. Nhiều công ty cấp nước, thoát nước, công ty dược sau CPH đã không lên sàn, vốn nhà nước không biết hiệu quả ra sao… Nhà nước phải có biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thực thi chính sách hiệu quả không để cho DN hô hào CPH xong là đâu lại vào đó.

“Không nên lo sợ mất vốn nhà nước, bán dưới giá vốn mà khắt khe trong định giá khi bán. Quan trọng nhất là phải xác định đúng giá trị thực của DN theo sát giá thị trường, có cách thức xác định tương đối giá trị DN để tạo thuận lợi hơn trong quá trình thoái vốn” - TS Lê Đạt Chí.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo