xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuẩn bị “hàng độc” đi chợ Tết

Theo SGGP

Làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nằm nép mình bên bờ sông Tiền. Mỗi ngày có hàng trăm ghe tam bản và xe tải chờ “ăn hàng”.

Từ Tân Quy Đông đi về hướng phà Cao Lãnh, dọc hai bên đường hoa kiểng khoe sắc trông mê mắt. Chủ vườn Tống Thiện Hồng ở ấp Sa Nhiên khoe: “Lúc này, bám miết ngoài vườn để lo “hàng độc” bán Tết.

Tôi mới nhập về hoa ngọc anh, hồng ngọc của Thái Lan; rồi đỗ quyên của Trung Quốc… giá từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/chậu, có người đã đặt mua nhưng phải chờ cận Tết mới bán”.

Khắp làng hoa, ai nấy tất bật. Nhà nào nhiều thì làm hàng chục ngàn chậu, ít cũng vài ba ngàn chậu. Như gia đình chị Võ Thị Mai, bình quân mỗi dịp Tết làm khoảng 5.000 chậu hoa các loại.

Anh Bảy Đãi, chủ vườn sứ khá lớn nói: “Tôi vừa bán 2 cây sứ được 18 triệu đồng, vậy mà bị sộ giá. Họ mua xong, mang lên Sài Gòn bán lại 30 triệu đồng, gần Tết chỉ cần hàng đẹp - giá nào bán cũng được”.

Tại làng hoa kiểng Chợ Lách (Bến Tre), ai cũng mê vườn kiểng thú của ông Năm Công. Xung quanh vườn nhà ông có hàng trăm cây kiểng thú như rồng, nai, hươu, khủng long, voi… rất đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ông làm 90 chú chó ngộ nghĩnh để bán vào dịp Tết Bính Tuất nhưng đã bán xong 50 con với giá 750.000 đồng/con.

Năm Công nói: “Hồi trước ai cũng uốn kiểng thú bằng cây bùm xụm hoặc mai chiếu thủy nên độ bền không cao. Sau nhiều năm tìm tòi tôi phát hiện ra cây si sống rất lâu, chịu được thời tiết nắng mưa và rất dẻo, dễ vô sườn... Đặc biệt, kiểng thú được làm bằng cây si xài được lâu. Loại này bán chạy lắm, hàng độc mà…!”.

Ở nhiều vùng của ĐBSCL đã hình thành hệ thống thương lái đến mua hoa kiểng tận vườn chở đi các nơi tiêu thụ. Tuy nhiên, những hộ trồng hoa thường vẫn để dành lại một ít để đích thân mang đi chợ Tết. Chị Lê Thị Mỹ Dung ở làng hoa Sa Đéc tâm sự: “Đi chợ Tết như là cái thú, quen rồi không đi không được. Bận bịu dữ lắm, nhưng khoảng 20 – 25 Tết là dân Sa Đéc chở hoa kiểng đi bán. Trung bình mỗi hộ mang đi từ 2 - 4 ngàn chậu, bán khi nào hết hoa mới về”.

Vợ chồng anh Út Đạt ở Chợ Lách thường chọn các chợ nông thôn vùng sâu để bán hàng. 23 tháng chạp, đưa xong ông Táo về trời là vợ chồng anh Đạt chất trên 1.000 chậu cúc mâm sôi xuống ghe, chạy thẳng vô các chợ ấp – chợ xã ở An Giang, Sóc Trăng… bán Tết. “Chợ vườn giá hoa không cao nhưng được cái là dễ bán – không lo ế” – anh Đạt nói.

Còn chị Huỳnh Thị Lan ở Sa Đéc thì “dồn” hết 20 triệu đồng lo cho 7.000 chậu hoa Tết. Hồng, cúc, vạn thọ, sứ… đều có. Chị dự định Tết này cả nhà chia ra “4 ngã”, tập trung ở các chợ vùng sâu Đồng Tháp Mười và một ít bán dạo ở cù lao Chợ Mới. Giá hoa dao động từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng/chậu, phù hợp túi tiền bà con nông thôn.

Để hoa kiểng bán được giá, người trồng hoa không chỉ chăm cho hoa đẹp mà còn phải nắm vững thị trường. Hàng năm phải biết chợ nào hút hàng, chợ nào bán chậm, hoa nào hút hàng… để điều chỉnh. Theo chị Nguyễn Thị Hồng ở làng hoa Sa Đéc, bán chạy cỡ nào thì cũng đến 30 Tết mới xong. Còn gặp cảnh dội chợ, phải bán qua tận sáng mùng 1. Nhiều khi về đến nhà đã sang mùng 2, lỡ vỡ ngày Tết”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo