xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiếm dụng lòng sông để nuôi tôm

Bài và ảnh: Vĩnh Quyên

Sông Trường Giang - đoạn chảy qua xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - bị nhiều hộ dân dùng máy hút cát rồi đắp thành ao để nuôi tôm

Việc hút cát rồi be bờ thành ao nuôi tôm xảy ra nhiều năm nay đã khiến khúc sông Trường Giang chảy qua địa bàn xã Duy Nghĩa ngày càng hẹp dần.

Nước ô nhiễm, cạn kiệt thủy sản

Quá trình nuôi tôm còn thải ra chất diệt tạp khiến hàng loạt thủy sản sống ven bờ biến mất gần như hoàn toàn. Chưa kể hơn 1 tháng nay, một số ghe thuyền từ nơi khác kéo về chân cầu Trường Giang để khai thác trùn biển kiểu “tận diệt” khiến nguồn nước tại khu vực này trở nên đục ngầu.

Khúc sông Trường Giang - đoạn qua xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - đang bị lấn chiếm để nuôi tôm
Khúc sông Trường Giang - đoạn qua xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - đang bị lấn chiếm để nuôi tôm

Đi dọc khúc sông Trường Giang - đoạn qua các thôn thuộc xã Duy Nghĩa, nhất là thôn 1 - chúng tôi dễ dàng nhìn thấy nhiều ao nuôi tôm có bờ dài từ 20-50 m vươn rộng ra tận giữa sông. Nhiều người dân ở đây cho biết muốn có đất đắp bờ thành ao nuôi, nhiều hộ dân đã không ngần ngại dùng máy hút cát mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Quá trình hút cát trái phép để nuôi tôm đã khiến lòng sông ngày bị hẹp dần, dòng chảy thay đổi và tình trạng sạt lở ngày một tăng. Nhiều đoạn sông trước kia có chiều rộng hơn 100 m, nay đã bị ao tôm lấn chiếm và chỉ còn rộng chưa tới 50 m, nhất là tại khu vực nằm bên chân cầu Trường Giang.

Ông Nguyễn Văn Phúc - ngư dân ngụ tại thôn 1, xã Duy Nghĩa - ngậm ngùi: “Trước kia, do không có phong trào nuôi tôm nên dọc bờ sông, các loài cá, cua, hàu và rong hẹ nhiều không kể xiết. Chèo ghe thả lưới chừng vài giờ là đánh được cả chục ký cá. Hiện nay, do nhiều hộ dân lấn sông để nuôi tôm khiến thủy sản hao hụt dần và nguồn nước thì ngày càng ô nhiễm”.

Vẫn ở mức cho phép?

Do quá trình đào đất ruộng ngập mặn nằm sát bờ sông để làm ao nuôi tôm đã khiến nhiều diện tích ruộng nằm bên trong bị khô hạn và người dân đành phải bỏ hoang. Nhiều khu vực bị sạt lở được người dân đắp bờ nhưng sau đó chiếm dụng và làm ao nuôi tôm tự phát rồi lấn dần ra ngoài lòng sông.

Thống kê từ UBND xã Duy Nghĩa cho thấy có tới 26,3 ha diện tích nuôi tôm nằm trải dọc 5 km trên sông Trường Giang, đoạn qua địa bàn xã Duy Nghĩa, đang được UBND xã “quản lý” và thu phí nuôi trồng hằng năm.

Bà Nguyễn Thị Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa, thừa nhận: “Thực trạng người dân chiếm dụng sông để nuôi tôm đã xảy ra hơn 10 năm nay. Do nhiều hộ dân trong xã có nhu cầu chuyển từ đất ruộng, đất hoa màu nằm sát bờ sông sang đào ao nuôi tôm nên UBND xã đã đồng ý. Còn một số hộ do nhu cầu mở rộng diện tích nuôi nên đã lấn ra lòng sông chừng 10 m nhưng vẫn ở mức cho phép và không ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên”.

Theo bà Hưng, dự án nạo vét sông Trường Giang, đoạn qua địa bàn xã, đã được phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Nếu dự án tiến hành thì UBND xã Duy Nghĩa sẽ tạm dừng việc nuôi tôm của những hộ tự phát để quá trình nạo vét được thuận lợi.

Chờ báo cáo và phản ánh

Ông Nguyễn Thế Hởi, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Xuyên, cho biết: “Vấn đề có hay không việc lấn chiếm lòng sông Trường Giang để nuôi tôm thuộc sự quản lý và giám sát của chính quyền cấp xã. Chúng tôi phải đợi báo cáo chính thức của chính quyền xã Duy Nghĩa hoặc đơn thư phản ánh từ người dân để xác minh thông tin, sau đó lập đoàn thanh tra vụ việc”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo