xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chen chân xin “vàng của bà”

Bài và ảnh: NHƯ PHÚ

Chùa Bà Bình Dương chuẩn bị đến 700.000 bao lì xì, mỗi bao chứa 1 miếng vàng giả, để phát cho khách hành hương. Tin rằng “vàng của bà” sẽ mang đến giàu có, may mắn nên nhiều người đã đổ xô đến cúng tiền, heo quay để xin về

Từ hôm nay (13 âm lịch) đến rằm tháng giêng, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (chùa Bà Bình Dương) mới vào đợt cao điểm. Tuy nhiên, ngay từ đêm giao thừa đến nay, hàng chục ngàn người đã chen nhau đổ về chùa Bà, ai cũng muốn xin được “vàng của bà”, tức thẻ giấy giống vàng miếng được đựng trong bao lì xì.

Bở hơi tai, oải cả người

Quệt mồ hôi sau khi chen lấn vào chùa Bà xin được miếng “vàng”, anh Đoàn Văn Giàu, ngụ tỉnh Đắk Nông, vừa thở hổn hển vừa khoe: “Vàng của chùa Bà hên lắm. Năm trước, tôi xin một miếng về cất trong ví, thế là cả năm ăn nên làm ra. Tôi mới sắm được chiếc ô tô đấy”.

Cúng tiền và xin “vàng” chùa Bà Bình Dương
Cúng tiền và xin “vàng” chùa Bà Bình Dương

Giàu cho biết để xin được “vàng của bà”, từ 3 giờ sáng 10-2, anh đã thức dậy chạy ô tô gần 200 km từ Đắk Nông xuống Bình Dương. “Đường xuống đây đang thi công nên xe chạy gặp ổ voi, ổ gà liên tục, đến được chùa là bở hơi tai. Vào chùa còn chen lấn oải cả người, biết vậy nhưng vẫn phải đi xin vàng của bà về cầu may” - anh phân trần.

Ông Trương Vĩnh Thắng, đại diện Ban Quản lý chùa Bà Bình Dương, cho biết năm nay, chùa chuẩn bị đến 700.000 bao lì xì “vàng”. Những năm trước, bao lì xì là tiền lẻ mệnh giá 500 đồng hoặc 1.000 đồng. Tuy nhiên, năm sau lượng khách đổ về chùa Bà luôn cao hơn năm trước nên tiền lẻ không đủ phát, ban tổ chức liền “sản xuất” ra “vàng miếng” để thay thế. “Năm ngoái, từ 30 Tết đến rằm tháng giêng, chùa Bà đón khoảng 500.000 khách hành hương, năm nay có thể cao hơn” - ông Thắng dự báo.

Chúng tôi ước tính trong chùa Bà có hơn 30 lỗ để nhét tiền vào các thùng, hòm công đức. Ban quản lý chùa không quy định phải nhét tiền công đức mới được phát vàng. Tuy nhiên, như đã thành “luật”, mỗi người trước khi chìa tay xin vàng từ nhân viên đều phải thực hiện thao tác nhét tiền vào thùng công đức. Nhiều người nhét tiền mệnh giá lớn như 200.000, 500.000 đồng. Thậm chí, nhiều ông chủ, bà chủ doanh nghiệp ngoài nhét tiền triệu còn mang heo quay gần chục ký đến cúng để cầu may.

Ông Trương Vĩnh Thắng cho biết từ 15 giờ đến 18 giờ rằm tháng giêng, lễ rước cộ chùa Bà sẽ diễn ra. “Kiệu Bà sẽ được thỉnh đi qua các phố phường để Bà thăm coi và giúp người dân ăn nên làm ra” - ông Thắng giải thích. Ước tính, hàng trăm ngàn người sẽ đổ ra đường để tham gia lễ hội này. Lực lượng chức năng của TP Thủ Dầu Một phải huy động hết lực lượng để giữ trật tự lễ hội. Một số trường học ở khu vực trung tâm từ ngày 13 đến rằm tháng giêng buộc phải cho học sinh nghỉ để làm giảm mật độ lưu thông.

“Đại ca” cầu xin “hiệp sĩ”

“Hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải - Đội trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một - nhiều năm nay được Ban Quản lý chùa Bà nhờ ứng trực từ Tết đến rằm tháng giêng để canh bắt các băng nhóm móc túi khách hành hương. Năm trước, khoảng 10 đối tượng móc túi ở chùa Bà đã bị các anh tóm cổ. Hiện các “hiệp sĩ” đang tổ chức theo dõi bắt quả tang khoảng 4 băng nhóm móc túi chuyên hoạt động về đêm ở chùa Bà.

“Vừa rồi, tên đại ca của một băng nhóm chuyên móc túi ở lễ hội chùa Bà hằng năm đã dùng sim rác gọi điện thoại cho tôi nài nỉ: “Mong mấy anh đừng theo tụi em. Để em út làm ăn 1-2 ngày, tụi em xin hậu tạ”. Qua giọng nói, tôi đoán đây là đối tượng thuộc băng nhóm móc túi đến từ Tây Ninh” - “hiệp sĩ” Hải tiết lộ.

Ban Quản lý chùa Bà còn thuê hẳn một công ty bảo vệ khách hành hương ở khu vực phía trong chùa. Theo ông Trương Hữu Nhân, người đứng đầu lực lượng bảo vệ này, từ đêm giao thừa đến ngày 10-2, có 3 khách hành hương trình báo bị móc túi lấy ví tiền và điện thoại. Để bảo vệ khách, nhà chùa còn lắp đặt 8 camera quan sát nhiều góc độ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Bình Dương, cho rằng năm nay, nạn “chặt chém” ở chùa Bà đã hạn chế, không còn tình trạng thu 20.000-30.000 đồng/xe máy. Theo quy định, các điểm giữ xe máy chỉ được thu 5.000 đồng/xe. Tuy nhiên, nhiều điểm “lách luật” bằng cách giữ thêm mũ bảo hiểm 5.000 đồng/mũ. Vì thế, nhiều chủ xe máy vẫn phải trả 10.000-15.000 đồng/lượt gửi.

Theo ông Danh, lực lượng QLTT đã và sẽ liên tục tuần tra, yêu cầu tất cả điểm kinh doanh nước uống, thức ăn, nhang đèn... phải niêm yết giá. “Bảng giá các dịch vụ ăn uống, hàng hóa là do mỗi điểm kinh doanh tự đưa ra, chúng tôi không niêm yết. Chỗ nào rao giá cao thì sẽ chịu cảnh ế khách” - ông Danh nói. Chúng tôi ghi nhận giá dịch vụ quanh chùa Bà không hề rẻ: bún riêu 30.000-40.000 đồng/tô, nước mía 10.000-20.000 đồng/ly… 

Hành xác trẻ em

Một điều đau lòng diễn ra ở khu vực chùa Bà năm nay là nạn hành xác trẻ em để bán vé số. Ngày 11-2, chúng tôi ghi nhận hàng chục đứa trẻ (có cả các bé dưới 1 tuổi) được ẵm, cõng đến chỗ đông người để chèo kéo bán vé số. Nhiều bé bị nắng và khói nhang “hun” đến sạm người, liên tục la khóc khiến khách hành hương không khỏi xót xa.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo