xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cát tặc lại lộng hành

Gia Khánh - Ngọc Giang

Cát tặc thản nhiên hoạt động, người dân điêu đứng nhưng chính quyền địa phương không thể làm gì

Khu vực cảng nội địa ở xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một nhánh của con sông Thị Vải, nằm cách Tân Cảng Cái Mép khoảng 2 km, được cho sẽ hình thành những cụm công nghiệp bao quanh khu vực cảng, tạo thuận lợi trong giao thương xuất nhập hàng hóa. Theo người dân phản ánh, hơn 3 năm qua, khởi nguồn từ ngã ba Sa Câu đến khu vực cảng đá Đức Hạnh, cát tặc đã khai thác cạn kiệt nguồn cát nơi đây và hiện đang tiến dần vào đất liền.

Tiếng máy hút cát rền vang

Để tiếp cận và ghi lại hình ảnh cát tặc hoạt động, chúng tôi thuê một chiếc ghe của ngư dân thường thả rập vào ban đêm.

Khoảng 21 giờ một ngày đầu tháng 6, xuất phát từ con đường dẫn vào Tân Cảng Cái Mép, sau khi lội bộ men theo đường mòn gần 1 km, chúng tôi lên ghe. Chủ ghe chạy sát vào khu vực nuôi hải sản của người dân để dễ quan sát, chúng tôi nhận thấy đèn pha, đèn hiệu trên những chiếc ghe hút cát sáng rực.

Tám chiếc ghe hút cát được chia thành 4 cụm; cách đó khoảng 100 m, 1 chiếc sà lan đang đậu để tiếp nhận cát từ những ghe này. Tiếng ồn phát ra từ những chiếc máy nổ của ghe hút cát rền vang cả một góc trời.

Những chiếc sà lan neo đậu chờ đêm đến khai thác cát Ảnh: GIA KHÁNH
Những chiếc sà lan neo đậu chờ đêm đến khai thác cát Ảnh: GIA KHÁNH

Khi chiếc ghe hút cát bắt đầu hoạt động, một đường ống dài hàng chục mét được thọc sâu xuống đáy sông. Theo một người từng tham gia giúp việc khai thác cát tại đây, bình quân mỗi chiếc ghe có thể hút từ 25-30 khối cát chỉ mất từ 20-30 phút. Sau khi “no bụng”, ống hút được kéo hẳn lên, chiếc ghe từ từ di chuyển khoảng 100 m đến cặp sát mạn sà lan chờ sẵn để giao hàng.

Mỗi chiếc sà lan có sức chứa khoảng 1.000 tấn. Sau khi đã nhận đầy cát, thuyền trưởng mở đèn tín hiệu cho sà lan khác đang đợi từ xa đến thay phiên, đồng thời chở cát đi tiêu thụ. Mỗi khối cát được bán với giá 40.000 đồng.

Chính quyền xã bó tay

Vào ban ngày, chúng tôi ghi nhận có đến 8 sà lan được neo đậu tại khu vực phao số 6 cảng nội địa. Theo người dân sống tại khu vực này, trước đây, ghe hút cát còn đậu xếp hàng công khai nhưng gần đây, họ chia tách từng chiếc chạy vào các kênh lạch nhỏ để đậu.

Một người dân nuôi hải sản gần khu vực này cho biết ngày trước cát tặc chỉ khai thác giữa sông nhưng bây giờ họ lấn sát vào khu vực nuôi hải sản của người dân. Ngày thường, họ khai thác vào ban đêm, ngày cuối tuần hoặc lễ Tết thì hoạt động hết công suất từ sáng sớm đến hết đêm.

Khi hàng trăm ngàn khối cát bị hút đi cũng là lúc những đoạn đê bao nơi nuôi hải sản của hàng chục hộ dân bắt đầu sạt lở, hàng trăm ha nuôi hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, vào giữa tháng 4, khi tôm cá của hộ anh T. đã đến giai đoạn thu hoạch, do lượng cát bị hút đi khá lớn nên đoạn đê bao sạt lở hàng chục mét khiến tôm cá trôi hết ra sông. Vụ mùa này, anh T. kể như trắng tay. Không chỉ vậy, anh còn phải đắp lại đê, tốn kém hàng chục triệu đồng.

Tương tự, cũng do nạn khai thác cát, hằng đêm anh K. phải bỏ vợ con ở chòi, một mình chèo ghe ra nằm canh chừng đê bao. “Nói là canh chừng nhưng chỉ quan sát khi thấy ghe hút cát cập sát thì năn nỉ họ né xa, chứ chẳng dám làm gì” - anh K. thở dài.

Ngoài ra, theo người dân, dầu từ ghe, sà lan khai thác cát chảy từ sông vào nơi nuôi hải sản gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến tôm, cá chết hoặc không thể phát triển.

“Trước đây, mỗi khi bị vỡ đê, chúng tôi nhắc nhở, họ đưa 1-2 triệu đồng bồi thường chiếu lệ, nay thì chẳng ai thèm quan tâm. Không người dân nào ở đây dám lên tiếng vì giang hồ và bảo kê lúc nào cũng sẵn sàng có mặt để đe dọa, trong khi mỗi hộ dân chúng tôi sống trong căn chòi tạm bợ giữa đồng nước bao la, lỡ có bề gì thì...” - một người dân nói.

Chúng tôi đến gặp ông Trần Văn Nhiều, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, huyện Tân Thành. Ông Nhiều cho biết việc cát tặc lộng hành không chỉ dưới sông mà còn cả trên đất liền, gây ô nhiễm môi trường và sạt lở đê bao của các hộ dân nuôi trồng thủy sản.

“Nhưng lực lượng của xã thì không thể làm nổi. Chỉ cần cử anh em ra đến nơi là ghe tàu án binh bất động nên không bắt được quả tang. UBND xã cũng từng nhận được đơn thư phản ánh của người dân nhưng đa số là nặc danh. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên thông qua các cuộc họp chứ chưa có công văn hoặc biên bản xử lý vụ việc nào” - ông Nhiều thừa nhận.

Chủ đầu tư cũng không quan tâm

Khu cảng nội địa hiện là diện tích đã quy hoạch và đang được Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ quản lý, san lấp xây dựng KCN Phú Mỹ 3. Việc khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp đến KCN Phú Mỹ 3 đang hình thành nhưng không hiểu vì lý do gì, chủ đầu tư không quan tâm.

Ông Dương Thành Cao, Trưởng Văn phòng Đại diện Công ty Thanh Bình Phú Mỹ tại xã Phước Hòa, cho biết: “Tôi có nghe diện tích KCN bị xâm hại nhưng bản thân không phụ trách về thực địa tổng thể. Vấn đề này do một bộ phận khác ở tổng công ty phụ trách”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo