xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm kinh doanh mà chưa biết cấm gì

Tô Hà

Mặc dù đề xuất hiện thực hóa chủ trương người dân được phép kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm nhưng dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Lu ật Đầu tư (sửa đổi) lại chưa đưa ra được danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh

Ngày 11-8, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về 2 dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Tinh thần của cả 2 dự luật là tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp (DN) đầu tư sản xuất - kinh doanh.

Bên lo lắng, bên trấn an

Tư tưởng tiến bộ của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật DN (sửa đổi) là người dân, DN được phép kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm theo như quy định tại Hiến pháp. Vấn đề này nhận được sự đồng thuận rất cao của các đại biểu (ĐB) nhưng khi cụ thể hóa thành luật lại gây tranh cãi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chưa có danh mục những lĩnh vực cấm kinh doanh thì không thể trình dự án 
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) lên Quốc hộiẢnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chưa có danh mục những lĩnh vực cấm kinh doanh thì không thể trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) lên Quốc hộiẢnh: TTXVN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), cơ quan soạn thảo luật, đưa ra 2 nội dung quan trọng là QH sẽ ban hành danh mục cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; đồng thời bãi bỏ quy định ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy đăng ký kinh doanh. Quy định này, theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh, là để giảm chi phí, giảm rủi ro cho người kinh doanh vì việc ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy phép thực chất không có tác dụng về mặt quản lý. Trường hợp muốn kinh doanh thêm ngành nghề khác nhưng không kịp đăng ký, DN sẽ mắc vào tội kinh doanh trái phép và bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Quan điểm này vấp phải sự phản đối khá gay gắt của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện. Ông Hiện cho rằng quy định ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy phép chính là căn cứ để nhà nước quản lý. “Không ghi ngành nghề kinh doanh, nếu họ đăng ký mở quán karaoke để 5 tháng sau chuyển sang sàn nhảy thì sao? Đây là lỗ hổng cực kỳ nguy hiểm” - ông Nguyễn Văn Hiện đặt vấn đề. Ông cũng cho rằng tự do kinh doanh nhưng vẫn phải làm đơn xin phép, cơ quan quản lý thấy ngành nghề đó đã đủ rồi thì không cấp phép nữa.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, ông Ksor Phước, cũng băn khoăn: “Nếu gọi thầu một dự án giao thông quan trọng cả ngàn tỉ đồng mà không cần ghi ngành nghề kinh doanh thì DN nào cũng có quyền tham gia, bất kể có kinh nghiệm về hoạt động xây dựng hay không. Khi xảy ra sự cố thì không chỉ DN đó mà cả xã hội phải chịu hậu quả”.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trấn an rằng theo quy định, DN vẫn phải kê khai ngành nghề hoạt động với cơ quan thuế. Bộ KH-ĐT và ngành thuế có liên thông với nhau nên đủ sức quản lý mà không cần gây phiền hà cho DN. “Thông thoáng như vậy nhưng nếu QH yêu cầu báo cáo có bao nhiêu DN đang hoạt động trong những ngành nghề gì, tôi vẫn có đủ dữ liệu báo cáo được ngay” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh quả quyết. Còn về trường hợp ĐB Ksor Phước nêu, ông Bùi Quang Vinh cho biết đã có quy định chi tiết trong Luật Đấu thầu rồi.

Chờ mãi không thấy bộ nào trả lời

Vấn đề trở nên phức tạp khi tại cuộc họp này, Bộ KH-ĐT vẫn không trình được danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cốt lõi của cả 2 dự luật là người dân được tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Nếu thực hiện được như vậy thực sự là cuộc cải cách lớn nhưng cấm cái gì, hạn chế cái gì lại chưa biết thì không thể thông qua dự luật để trình QH.

Thừa nhận sự chậm trễ trong tập hợp danh mục cấm đầu tư, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết Ủy ban Kinh tế của QH và Bộ KH-ĐT đã gửi văn bản yêu cầu các bộ, ngành rà soát nhưng “chờ mãi không có bộ nào trả lời”. Bản thân Bộ KH-ĐT đã tự rà soát, tập hợp được 368 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhưng chưa đầy đủ. Tại cuộc họp Chính phủ, Bộ KH-ĐT đã nêu thực trạng này, đích thân Thủ tướng Chính phủ đã nhắc các bộ trưởng tại cuộc họp nhưng đến nay chỉ có Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ trả lời. “Đây đều là những bộ, ngành không có nhiều danh mục ngành nghề cấm. Tôi thấy hơi đặc biệt. Rất cam go. Có lẽ do việc rà soát quá phức tạp” - Bộ trưởng Vinh than thở. Ông hứa sẽ nghĩ cách để đốc thúc cho kịp tiến độ trình Ủy ban Thường vụ QH xem xét ngay trong tháng 9-2014. 

Còn nhiều điểm chưa đồng thuận

Vấn đề ưu đãi đầu tư trong dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) cũng còn nhiều điểm chưa được đồng thuận. Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng dự luật chưa có hướng tập trung khuyến khích đầu tư vào khoa học, công nghệ cao để đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp nhưng lại khuyến khích ngành gia công như dệt may là không nên vì các nước đã chuyển dệt may về khu vực kém phát triển trên thế giới. Việt Nam nên khuyến khích về nông thôn, miền núi để ngành này chỉ giải quyết được lao động.

Một số ĐB cũng cho rằng trong bối cảnh Việt Nam chưa tự do hóa các giao dịch vốn, đang rất cần vốn để đầu tư phát triển kinh tế thì chưa nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo