xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải thiện môi trường sống cho dân

Bài và ảnh: Trường Hoàng

Hiện đại hóa công nghệ thu gom và xử lý rác, xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm... để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đang trầm trọng của TP HCM hiện nay

Ngày 11-6, HĐND TP HCM khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 4, kỳ họp bất thường về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn TP HCM. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự hội nghị.

Môi trường chưa được cải thiện

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết theo báo cáo và kết quả khảo sát của HĐND TP, chất lượng môi trường nhìn chung đáng lo ngại, ô nhiễm ở mức độ khác nhau trên tất cả lĩnh vực, môi trường chưa được cải thiện đáng kể như nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí, tiếng ồn… Tình hình ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. Hội nghị cần thảo luận, đưa ra các giải pháp hiệu quả và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cải thiện môi trường sống cho dân - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tham quan mô hình xử lý rác thải tại hội nghị

Nêu lên một số khó khăn mà quận 12 đang gặp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Nga cho biết quận có nhiều doanh nghiệp (DN) nên tình hình ô nhiễm rất phức tạp. Việc thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm gặp nhiều khó khăn.

Phạt nặng vẫn không ngán ?!

Nêu vụ việc cụ thể, bà Nga chỉ đích danh các cơ sở sản xuất ở phường Đông Hưng Thuận đã cam kết di dời từ ngày 31-12-2016 nhưng đến nay vẫn không chấp hành. UBND quận 12 đã có văn bản kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP một số biện pháp như: ngừng cung cấp điện, đình chỉ hoạt động cơ sở sản xuất gây ô nhiễm như niêm phong trang thiết bị, máy móc sản xuất… nhưng không được chấp thuận. Việc đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong khu dân cư phải có ý kiến của người dân trong địa bàn, giữ khoảng cách an toàn..., UBND quận đã xin ý kiến của cơ quan chức năng nhưng chưa được hướng dẫn.

ĐB Trương Lâm Danh băn khoăn về việc quy định xử phạt đã có nhưng rất khó thực hiện. Đơn cử như thẩm quyền xử phạt hành vi xả rác ở chung cư; chưa có giải pháp khả thi thu gom chất thải rắn sinh hoạt; phân loại rác tại nguồn...

Vấn đề khá bức xúc là tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí cũng được ĐB Võ Văn Tân nêu ra tại hội nghị. Ông Tân dẫn chứng có DN ở huyện Củ Chi gây ô nhiễm nghiêm trọng, bị xử phạt 600 triệu đồng nhưng đến nay vẫn tiếp tục sản xuất. Việc thu gom rác của cơ sở dân lập rất lộn xộn, thích thì gom, không thì thôi, chẳng ai ràng buộc được.

Chuyển sang công nghệ hiện đại

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa ghi nhận ý kiến của ĐB và cam kết TP sẽ nhanh chóng đưa ra những quyết sách tích cực. Từ nay đến năm 2020, UBND TP sẽ chỉ đạo phân cấp mạnh cho sở, ngành, quận, huyện, giải quyết dứt điểm các vấn đề chồng lấn, buông lỏng của các ngành và địa phương.

Riêng về vấn đề dọn vệ sinh ở cầu, đường, TP chọn 3 quận là 1, 3, 5 để phân cấp về cho quận, sau đó mở rộng phân cấp cho các địa phương khác. Sử dụng phương tiện cơ giới dọn rác thay vì thủ công như hiện nay. TP đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thành mô hình thùng rác công cộng, phương tiện trợ lực cho người lao động thu gom rác, phân loại rác tại nguồn. TP cũng tiếp thu ý kiến của các ĐB về việc tổ chức những người thu gom rác thông qua hợp tác xã, DN để có điều kiện chăm sóc sức khỏe, bảo hộ lao động và các chính sách khác tốt hơn.

Về xử lý rác sau khi vận chuyển, hiện nay tỉ lệ chôn lấp rác là 76%; theo dự thảo nghị quyết đến năm 2020, tỉ lệ này sẽ còn 60%. Ông Khoa đề nghị điều chỉnh nghị quyết đến năm 2020 còn 50%, năm 2025 còn 20%.

Bên cạnh việc chuyển đổi công nghệ, xử lý tại chỗ, bãi chôn lấp..., các dự án phải có nghiệm thu về môi trường theo quy định. Từ nay đến hết năm 2017, tất cả dự án phải nghiệm thu môi trường. Sau ngày 31-12, sẽ cho dừng hoạt động các đơn vị không chấp hành. Đối với những bãi chôn lấp hiện nay như Đa Phước (đang xử lý 3.500 tấn rác/ngày) đến năm 2020 phải chuyển 1.000-2.000 tấn rác/ngày sang xử lý bằng công nghệ hiện đại. 

Người dân giám sát định kỳ các bãi rác

Để xử lý vấn đề các bãi rác gây ô nhiễm đã gây bức xúc cho người dân nhiều năm qua, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trong tháng 7-2017, chủ đầu tư 4 khu xử lý rác gồm Đa Phước, Vietstar, Tâm Sinh Nghĩa và Phước Hiệp phải mở cửa định kỳ cho người dân địa phương vào giám sát tình hình môi trường cũng như thúc đẩy các chủ đầu tư làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo