xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình Dương phải có “xe buýt tốc hành”!

Như Phú

(NLĐO) – Xe buýt tốc hành giúp người dân và các nhà đầu tư đi lại giữa TP HCM và Bình Dương nhanh chóng, thuận tiện hơn

Sáng 29-7, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, điều hành buổi đối thoại giữa cơ quan chức năng của tỉnh với hàng loạt nhà đầu tư Hàn Quốc.

Tại đây, đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc kiến nghị Bình Dương có giải pháp giúp việc lưu thông, đi lại giữa Bình Dương và TPHCM thuận tiện, nhanh chóng hơn. Hiện nay các doanh nhân Hàn Quốc cũng như hàng hóa, nguyên liệu của doanh nghiệp Hàn Quốc thường xuyên lưu thông qua lại từ TPHCM và Bình Dương nhưng đường sá chưa thật sự thông thoáng.

Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết họ làm việc ở Bình Dương nhưng con cái học tập tại TPHCM. Vì vậy họ phải đi lại thường xuyên giữa hai địa phương này

Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết họ làm việc ở Bình Dương nhưng con cái học tập tại TPHCM. Vì vậy họ phải đi lại thường xuyên giữa hai địa phương này

Ông Vương Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở GTVT Bình Dương, cho biết Bình Dương đã chủ trương xây tuyến xe buýt BRT (còn gọi xe buýt tốc hành -PV) nối TP Mới Bình Dương với Suối Tiên của TP HCM. Theo ông Hùng, nếu dự án này được Chính Phủ chấp thuận thì từ Bình Dương đi TPHCM sẽ rất nhanh, nhất là khi tuyến metro Suối Tiên – Bến Thành vận hành.

Ông Vương Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở GTVT Bình Dương cho biết việc đi lại giữa Bình Dương và TPHCM sẽ rất nhanh chóng nếu có xe buýt BRT

Ông Vương Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở GTVT Bình Dương cho biết việc đi lại giữa Bình Dương và TPHCM sẽ rất nhanh chóng nếu có xe buýt BRT

Tổng mức đầu tư của dự án xe buýt tốc hành là 1.827 tỉ đồng (đề xuất va vốn ODA của Nhật Bản). Dự án đi qua trung tâm TP Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và Dĩ An với tổng chiều dài 30,8 km. Để đảm bảo cho vấn đề an toàn giao thông và hoạt động của tuyến xe buýt, tại các giao cắt lớn trên tuyến đường Mỹ Phước-Tân Vạn sẽ xây dựng mới 7 cầu vượt bằng bê tông cốt thép.

Dự kiến sẽ làm các thủ tục để bắt đầu thực hiện dự án trong năm nay và hoàn thành vào năm 2019 (trùng với thời điểm tuyến metro số 1 của TP.HCM được đưa vào khai thác).

Theo các chuyên gia, để được gọi là xe buýt BRT thì những chiếc xe buýt này phải được chạy trên làn đường dành riêng, để tránh tắc nghẽn giao thông. Xe buýt phải có quyền ưu tiên tại các điểm giao để tránh chậm trễ khi dừng đèn đỏ; sàn điểm dừng ngang với sàn xe để giảm thời gian chậm trễ do phải bước lên xuống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo