xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

WHO đối mặt sức ép gia tăng

Cao Lực

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khiến lãnh đạo WHO hối tiếc vì thế giới không chỉ đối phó với Covid-19 và sẽ làm việc với các đối tác để lấp đầy mọi khoảng trống tài chính

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 15-4 thể hiện sự "hối tiếc" đối với quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc tạm ngừng viện trợ cho cơ quan này trong 60-90 ngày. Tỉ phú Bill Gates thông qua mạng xã hội Twitter khẳng định: "Việc cắt viện trợ cho WHO trong lúc thế giới đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế là hành động nguy hiểm… Thế giới cần WHO lúc này hơn bao giờ hết".

Tuy nhiên, Washington dường như không có dấu hiệu thay đổi lập trường khi Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng ngày yêu cầu Bắc Kinh chia sẻ thông tin và minh bạch tuyệt đối để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc WHO lan truyền thông tin sai lệch của Trung Quốc, khiến virus lây lan diện rộng.

WHO đối mặt sức ép gia tăng - Ảnh 1.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại một bệnh viện tạm thời ở Philippines hôm 15-4 Ảnh: REUTERS

WHO được thành lập vào năm 1948 với sứ mệnh cải thiện tiêu chuẩn y tế toàn cầu. Cơ quan này hiện dẫn đầu cuộc chiến chống Covid-19, cung cấp lời khuyên cho các nước về các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus. Ngoài ra, họ cũng đang điều phối nỗ lực phát triển thuốc và vắc-xin chống Covid-19 của cộng đồng quốc tế.

Theo đài NPR (Mỹ), WHO hoạt động dựa theo chu kỳ ngân sách 2 năm. Trong giai đoạn 2020-2021, ngân sách để tổ chức này thực hiện các chương trình của họ là 4,8 tỉ USD. Theo báo cáo ngân sách chu kỳ 2018-2019, 51% kinh phí của WHO đến từ đóng góp hằng năm của các nước thành viên.

Trong đó, Mỹ hỗ trợ khoảng 20% chi phí cho các chương trình của WHO. Sau Mỹ, Quỹ Bill & Melinda Gates của vợ chồng tỉ phú Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai với 531 triệu USD, chiếm gần 10% các khoản đóng góp cho WHO.

Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang đánh giá tác động từ khả năng rút tài trợ của Mỹ và sẽ làm việc với các đối tác để lấp đầy mọi khoảng trống tài chính, bảo đảm các chương trình của WHO sẽ không bị gián đoạn.

"WHO đang đối phó với không chỉ Covid-19 mà còn bại liệt, sởi, sốt rét, Ebola, HIV, lao, suy dinh dưỡng, ung thư, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần cùng nhiều căn bệnh khác" - ông Ghebreyesus phân trần. Theo Tạp chí Time, Quỹ Bill & Melinda Gates, Anh và Canada đã cam kết hỗ trợ WHO thêm lần lượt 100 triệu USD, 80 triệu USD và 50 triệu USD cho hoạt động phòng chống dịch Covid-19.

Trong khi đó, giới chuyên gia khẳng định hành động của Tổng thống Donald Trump đã mở ra cơ hội cho Trung Quốc trong cuộc chiến gia tăng sức ảnh hưởng. Vào đầu tháng 3, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Chen Xu, đã cam kết hỗ trợ thêm 20 triệu USD để chống dịch Covid-19. Trung Quốc cũng đang tăng cường hỗ trợ trang thiết bị y tế cho châu Âu, Trung Đông và thậm chí là Mỹ.

"Trong lúc Mỹ xa lánh các tổ chức quốc tế, đe dọa cắt viện trợ và chỉ trích công tác của họ, Trung Quốc bắt đầu đầu tư thêm nguồn lực. Sự đầu tư này đang thu hút các đồng minh của Mỹ" - nghị sĩ Mỹ Adam Schiff khẳng định, đồng thời cảnh báo hành động của Tổng thống Donald Trump có thể phản tác dụng. 

Mỹ đã qua đỉnh dịch Covid-19?

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15-4 cho rằng nước này "đã qua" đỉnh đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 623.000 người mắc bệnh ở nước này. Theo ông Trump, số lượng ca bệnh mới đang giảm ở bang New York, tâm điểm của dịch bệnh ở Mỹ, trong lúc tình hình tại một số thành phố cho thấy "những dấu hiệu thành công mạnh mẽ". Ông chủ Nhà Trắng nhận định chiến lược chống dịch quyết liệt của Mỹ đã thành công nhưng thúc giục người dân tiếp tục cảnh giác và nhấn mạnh trận chiến này vẫn còn tiếp diễn.

Có thể hiểu được sự thận trọng của ông chủ Nhà Trắng bởi số ca tử vong vì Covid-19 tại Mỹ hôm 15-4 đã lập kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp khi tăng thêm ít nhất 2.371, lên 30.800. Theo Reuters, Mỹ ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên hôm 29-2, mất 38 ngày để đạt cột mốc 10.000 nhưng chỉ mất thêm 9 ngày cho cột mốc 30.000.

16-chot1

Một địa điểm lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở thị trấn Edison, bang New Jersey - Mỹ hôm 15-4 Ảnh: REUTERS

Dù vậy, đã xuất hiện những dấu hiệu tạm thời cho thấy dịch bệnh bắt đầu hạ nhiệt tại một số vùng của Mỹ. Thống đốc của khoảng 20 bang không có nhiều ca nhiễm tin rằng họ có thể sẵn sàng tái khởi động phần nào nền kinh tế vào ngày 1-5 như mục tiêu ông Donald Trump đề ra. Trong khi đó, thống đốc những bang bị ảnh hưởng nặng nề hơn - New York, California, Louisiana, New Jersey, Massachusetts, Michigan - cho rằng cần tiến hành xét nghiệm rộng rãi hơn đối với virus gây Covid-19 (SARS-CoV-2) trước khi tính đến chuyện nới lỏng phong tỏa.

Không chỉ Mỹ, Pháp cũng chứng kiến số ca tử vong mới vì Covid-19 trong ngày đạt mức cao kỷ lục hôm 15-4, tăng thêm 1.438, lên 17.167. Thông tin tích cực là lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số lượng bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại các bệnh viện ở nước này đã giảm 513 người, còn 31.779.

Hoàng Phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo