xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam - Trung Quốc hướng tới thịnh vượng chung

Hoàng Phương

Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp có thực lực tài chính và công nghệ, đến Việt Nam đầu tư, hợp tác cùng có lợi

Nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường", ngày 25-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững, lâu dài. Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến "Vành đai và Con đường" bảo đảm các nguyên tắc hợp tác hòa bình, bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, hướng đến mục tiêu đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tăng cường trao đổi cấp cao; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác giữa các ngành, các cấp; phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có từ trung ương tới địa phương, tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy thực hiện tốt các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai nước. Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và các lĩnh vực khác; đồng thời đánh giá cao hợp tác giữa hai bên về mở cửa thị trường hướng tới cân bằng thương mại song phương…

Về vấn đề trên biển, theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tiếp tục tuân thủ nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước trong "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc"; kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; đạt tiến triển về phân định ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ vào năm 2020; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC); tích cực thúc đẩy đàm phán để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) thực chất, có hiệu lực để duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.

Việt Nam - Trung Quốc hướng tới thịnh vượng chung - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại diện các tập đoàn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Trung QuốcẢnh: VGP

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Trung Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam, nhất trí cùng Việt Nam duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, mở rộng giao lưu nhân dân, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, nhất là việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020.

Cũng trong ngày 25-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hộ Ninh. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có 3 cuộc gặp và đối thoại với 3 nhóm doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc và thế giới trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính - công nghệ - viễn thông.

Tại buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc đều bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là những năm gần đây. Đại diện các doanh nghiệp Trung Quốc cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Trung Quốc - nhất là lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ, viễn thông, tài chính và ngân hàng - đầu tư vào Việt Nam.

Trao đổi với các doanh nghiệp Trung Quốc về các vấn đề quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các tập đoàn của Trung Quốc quan tâm đến Việt Nam. Thủ tướng cho biết Việt Nam đang có nhu cầu lớn về phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ, tài chính - ngân hàng. Cho rằng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng thời gian tới của Việt Nam là rất lớn, Thủ tướng nêu rõ Việt Nam cần nhiều nguồn lực để phát triển, gồm cả nguồn lực tư nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước với phương thức hợp tác công - tư và các hình thức đầu tư khác; trong đó có các dự án trong khuôn khổ kết nối "hai hành lang, một vành đai" với "Vành đai và Con đường."

Đây chính là cơ hội cho các dự án đầu tư tốt của Trung Quốc vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, nhất là các doanh nghiệp có thực lực tài chính và công nghệ, đến Việt Nam đầu tư, hợp tác cùng có lợi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo