xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao con người không thể nhìn thấy vùng tối của mặt trăng?

Phạm Nghĩa (Theo ABC News, Daily Mail)

(NLĐO) - Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc đã làm nên lịch sử sau khi tàu thăm dò Hằng Nga-4 của nước này hạ cánh thành công tại vùng tối của mặt trăng hôm 3-1-2019.

Đài ABC News cho biết Hằng Nga-4 đã gửi những hình ảnh đầu tiên về khu vực chưa từng được con người khám phá trở lại trái đất.

Theo kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc, CCTV, Hằng Nga-4 đáp xuống bề mặt mặt trăng lúc 10 giờ 26 phút ngày 3-1-2019 (giờ Bắc Kinh).

Con tàu cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang, Tây Nam Trung Quốc vào ngày 8-12 và hạ cánh xuống miệng núi lửa Von Kármán rộng 177 km. Quãng thời gian mà Hằng Nga-4 đi xuyên vũ trụ là 26 ngày.

Vì sao con người không thể nhìn thấy vùng tối của mặt trăng? - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa tàu Hằng Nga-4. Ảnh: AP

Một thiết bị nặng khoảng 176 kg sẽ được triển khai từ tàu thăm dò để điều tra thành phần và cấu trúc của địa hình. Von Kármán là một trong những miệng núi lửa lâu đời nhất và sâu nhất trên bề mặt mặt trăng. Các nhà khoa học đang hy vọng tìm ra manh mối về sự hình thành của mặt trăng và có thể là hệ mặt trời của chúng ta.

Hằng Nga-4 cũng mang theo một nhà kính mini để xem các loại thực vật như khoai tây và cải xoong cũng như các sinh vật như tằm sẽ phát triển như thế nào trên mặt trăng.

Vì sao con người không thể nhìn thấy vùng tối của mặt trăng? - Ảnh 2.
Vì sao con người không thể nhìn thấy vùng tối của mặt trăng? - Ảnh 3.
Vì sao con người không thể nhìn thấy vùng tối của mặt trăng? - Ảnh 4.

Những hình ảnh đầu tiên tại vùng tối của mặt trăng do Hằng Nga-4 gửi về hôm 3-1-2019. Ảnh: AP

Tại vùng tối của mặt trăng (thực ra vẫn nhận ánh sáng mặt trời như "vùng sáng"), hoạt động liên lạc trở lại trái đất được xem là thách thức lớn. Để chuẩn bị cho sứ mệnh của Hằng Nga-4, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh chuyển tiếp vào tháng 5, cho phép các nhà khoa học duy trì quyền kiểm soát thăm dò và hạ cánh trên bề mặt mặt trăng.

Do mặt trăng tự quay quanh mình bằng tốc độ mà nó quay quanh hành tinh xanh nên con người không thể nhìn thấy phía xa (vùng tối) của mặt trăng. Trước đây, một số tàu thăm dò "nhìn thấy" vùng tối của mặt trăng từ xa nhưng chưa bao giờ hạ cánh xuống đó.

Với việc phóng thành công Hằng Nga-4, Trung Quốc đã hoàn thành bước đầu tiên của kế hoạch gửi tàu thăm dò chở con người lên mặt trăng vào thập kỷ tới. Sứ mệnh mặt trăng tiếp theo của Trung Quốc với tàu thăm dò Hằng Nga-5 dự kiến ra mắt vào năm tới, mang về các mẫu vật mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1976.

Trung Quốc đặt mục tiêu bắt kịp Nga và Mỹ, trở thành cường quốc vũ trụ vào năm 2030.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo