xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tương lai ảm đạm của kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Xuân Mai

Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến trải qua quá trình phục hồi kinh tế yếu kém bởi không giống những cú sốc kinh tế trước đây, tất cả lĩnh vực trong khu vực đều bị tác động mạnh mẽ bởi các biện pháp ngăn dịch Covid-19.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), lần đầu tiên trong 60 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2020 sẽ bằng 0 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây thiệt hại "chưa từng có" lên lĩnh vực dịch vụ và các thị trường xuất khẩu chính của khu vực này.

Báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IMF cho rằng tuy châu Á có nền tảng để tăng trưởng tốt hơn so với các khu vực khác trong giai đoạn hiện tại nhưng con số dự báo của khu vực này thấp hơn mức tăng trung bình 4,7% từng được ghi nhận trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và mức tăng 1,3% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990.

Tương lai ảm đạm của kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Các công nhân đeo khẩu trang làm việc trên dây chuyền lắp ráp ghế xe hơi tại nhà máy ở Thượng Hải - Trung Quốc Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, IMF dự báo nền kinh tế châu Á sẽ tăng 7,6% trong năm 2021 với giả định rằng các chính sách ngăn chặn dịch bệnh lây lan thành công nhưng nhấn mạnh khả năng này vẫn chưa chắc chắn. IMF cho rằng các nền kinh tế tiên tiến như Úc và New Zealand dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức giảm lần lượt là 6,7% và 7,2% trong năm 2020.

Trong số các quốc gia mới nổi của khu vực, Thái Lan là nước duy nhất dự kiến sẽ chứng kiến mức giảm tương tự là 6,7%. Trong khi đó, các đối tác thương mại quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, như Mỹ và Liên minh châu Âu, dự kiến bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Dù có vị thế tăng trưởng tốt hơn nhưng châu Á bị cho là khó có thể tự phục hồi khi hầu hết các nước khu vực phụ thuộc nhiều vào thương mại với Mỹ và châu Âu, nơi cũng đã chịu những cú sốc kinh tế nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 1,2% trong năm nay, giảm nhiều so với mức 6% trong dự báo hồi tháng 1 của IMF do xuất khẩu suy yếu và giảm mạnh các hoạt động nội địa vì quy định giãn cách xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng tốc trở lại vào cuối năm nay và ước tính tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 9,2% trong năm tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo