xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc va phải "sóng ngầm"

XUÂN MAI

Các cảng biển dọc Ấn Độ Dương có thể được sử dụng cho mục đích quân sự nếu Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này

Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh nhau quyền quản lý các cảng biển chủ chốt ở châu Á, vốn được cả 2 nước đánh giá là quan trọng đối với lợi ích quốc gia.

Tranh giành cảng chiến lược

Công ty quản lý cảng biển Sihanoukville Autonomous Port (Campuchia) hôm 8-6 chào bán 25% cổ phiếu ra thị trường và phân nửa số cổ phiếu này được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) mua lại. Là cảng nước sâu quốc tế duy nhất ở Campuchia, Sihanoukville được phát triển phần lớn nhờ các khoản cho vay của Tokyo. Dù vậy, các công ty Trung Quốc cũng tích cực mua cổ phiếu của cảng này, dẫn đến một cuộc cạnh tranh khốc liệt. 

Nhật Bản cũng đang tranh quyền khai thác cảng Thilawa ở Myanmar, dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2018.

Còn tại Sri Lanka, Công ty Mitsui & Co. (Nhật Bản) đang cùng Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đàm phán thỏa thuận mở rộng và khai thác cảng Colombo. Nếu thành công, 2 công ty này có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ Tokyo, vốn xem vùng biển gần Sri Lanka là tuyến hàng hải quan trọng. Hồi tháng 4 qua, chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ Sri Lanka về an ninh hàng hải cũng như cho quốc gia này vay 406 triệu USD.


Trung Quốc va phải sóng ngầm - Ảnh 1.

Cảng Sihanoukville của Campuchia Ảnh: Phnompenh Post

Không chịu thua kém, Trung Quốc tìm cách tăng cường kiểm soát các tuyến đường vận tải biển từ biển Đông đến châu Âu theo sáng kiến thương mại "Vành đai và Con đường". 

Vấn đề là tuyến đường này lại chồng lấn lên tuyến đường lâu nay vẫn được sử dụng để chở dầu khí từ Trung Đông đến Nhật Bản và vận chuyển container từ Nhật Bản sang châu Âu. 

Theo tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản) hôm 15-6, các cảng biển dọc Ấn Độ Dương có thể được sử dụng cho mục đích quân sự nếu Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực này. Nhận định trên không phải không có cơ sở khi một tàu ngầm Trung Quốc đã đi vào một cảng ở Sri Lanka do người Trung Quốc quản lý vào mùa thu năm 2014 khiến các quốc gia láng giềng lo ngại. 

Trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi một Ấn Độ Dương "tự do và cởi mở" cũng như thúc giục khu vực này tăng cường hợp tác với phần còn lại của châu Á.

Gia tăng ảnh hưởng

Không chỉ khiến các nước trong khu vực lo ngại, tham vọng của Trung Quốc còn dẫn đến cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về nguy cơ "xảy ra xung đột" với Washington. 

Phát biểu tại phiên điều trần trước một ủy ban Hạ viện Mỹ hôm 14-6, ông Tillerson cho biết đã cảnh báo Trung Quốc rằng chính sách đối ngoại hiện nay của họ đang gây bất ổn ở Thái Bình Dương và điều này "sẽ đẩy chúng ta vào cuộc xung đột". Ông Tillerson nhận định một trong những thách thức trong mối quan hệ Mỹ - Trung là chuyện Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông.

Theo tờ Washington Examiner (Mỹ), một số nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa đã bày tỏ lo ngại Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ, trong đó có các đồng minh ở Thái Bình Dương. 

Khuynh hướng này gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chẳng hạn, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng công khai tuyên bố muốn "chia tay" Mỹ và xích lại gần Trung Quốc bất chấp giữa Manila và Bắc Kinh đang có tranh chấp ở biển Đông.

Tuy nhiên, đang có những dấu hiệu Washington không dễ dàng từ bỏ quan hệ đồng minh lâu năm với Manila. Trong tuần này, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, có chuyến thăm Philippines và gặp gỡ các quan chức chủ chốt của nước chủ nhà. Đại sứ quán Mỹ tại Manila hôm 14-6 cho biết chuyến thăm của Đô đốc Swift nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Philippines.

Theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ, ông Swift nhấn mạnh cam kết của Hạm đội Thái Bình Dương về việc giải quyết mối quan ngại chung về an ninh khu vực, trong đó có chống khủng bố và cướp biển, đồng thời nêu bật mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa hai nước. Thêm vào đó, Washington tiếp tục hỗ trợ Manila tăng cường quốc phòng và cải thiện khả năng ứng phó với thiên tai, khủng bố, cướp biển và các hành động tội phạm xuyên quốc gia. 

Úc dè chừng

Công ty truyền thông Fairfax Media và đài ABC của Úc hồi tuần trước công bố báo cáo điều tra về các nỗ lực của Trung Quốc nhằm tạo dựng ảnh hưởng đối với hệ thống chính trị, kinh tế và công luận ở Úc. Báo cáo cho thấy các điệp viên Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ sinh viên và học giả nước này ở Úc cũng như gia đình của họ.

Tài trợ từ các doanh nhân và doanh nghiệp thân Bắc Kinh dành cho các cuộc vận động chính trị của giới thượng nghị sĩ Úc cũng được nêu lên. Nhờ đó, công chúng biết rằng các công ty truyền thông nhà nước Trung Quốc hoặc các doanh nhân trung thành với Bắc Kinh đã tiếp quản các cơ quan truyền thông tiếng Hoa của Úc.

Như cảnh báo của ông trùm tình báo nội địa Úc Duncan Lewis, sự can thiệp của nước ngoài ở Úc đang diễn ra ở "quy mô chưa từng có". Ông Lewis lưu ý nếu điều đó tiếp tục bị buông lỏng, "chủ quyền quốc gia, sự toàn vẹn của hệ thống chính trị, năng lực an ninh quốc gia, nền kinh tế và các lợi ích khác của Úc sẽ bị tổn hại nghiêm trọng".

Phát biểu tại một sự kiện Úc - Trung tại tòa nhà quốc hội ngày 15-6, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Cheng Jingye cáo buộc đài ABC đã lặp lại "các luận điệu vô căn cứ và bịa đặt" về ảnh hưởng của Bắc Kinh trong chính trường Úc. Ông Cheng cho rằng mục đích của họ là gây ra "cơn hoảng loạn mang tên Trung Quốc".

Trong khi đó, báo The Washington Post nhận định ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc đáng kể hơn nhiều so với ở Mỹ. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất ở Úc trong khi số dân Úc gốc Hoa vượt hơn 900.000 người, trở thành nhóm dân Úc có gốc gác nước ngoài lớn thứ ba sau Anh và New Zealand. Tuy nhiên, theo tờ báo, thách thức của Úc hôm nay sẽ là thách thức của Mỹ ngày mai và cách Úc xử trí mối quan hệ với Trung Quốc có thể giúp Mỹ rút ra bài học.

Lục San

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo