xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc sẽ cản trở COC?

HOÀNG PHƯƠNG

Các nước ASEAN kêu gọi tất cả các bên liên quan “không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực” khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông

Các nước ASEAN đã nhất trí về những nội dung chính của Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh (Campuchia) hôm 9-7.

Giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế

Báo The Star (Malaysia) dẫn nội dung bản dự thảo văn kiện này cho biết ASEAN đề xuất tất cả các bên liên quan trước hết giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông trong khuôn khổ Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác. Nếu không được, các bên có thể dùng đến “những cơ chế giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
Văn kiện kêu gọi tất cả các bên liên quan “không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực” khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, đồng thời có những hoạt động hợp tác để xây dựng lòng tin lẫn nhau. Báo Jakarta Globe (Indonesia) cho biết các ngoại trưởng ASEAN dự kiến sẽ trình bày đề xuất này tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong ngày 11-7.
Giới quan sát nhận định rằng lập trường của ASEAN về việc dùng UNCLOS làm cơ sở giải quyết tranh chấp ở biển Đông nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của Trung Quốc do nước này trước nay vẫn chủ trương giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán song phương.
img
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN + 3 ở Phnom Penh hôm 10-7. Ảnh: REUTERS
Điều này thể hiện rõ qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân hôm 9-7. Ông Lưu cho biết Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với các nước ASEAN về COC “khi các điều kiện chín muồi” nhưng nhấn mạnh “COC không nhằm giải quyết tranh chấp mà chỉ để xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác”.

Vấn để biển Đông tiếp tục là nội dung được chú ý tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (với ba nước là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Nhật Bản và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Hàn Quốc hôm 10-7. Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự các hội nghị.

Tại các hội nghị này, theo TTXVN, nhiều nước bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên biển Đông đối với hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, đặc biệt là những diễn biến phức tạp, gây phương hại đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, khẳng định tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh lại các nguyên tắc về tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS và tinh thần DOC.

Nhật Bản lo ngại

Tình hình biển Đông dự kiến cũng là chủ đề chính của các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra trong ngày 12-7. Tại ARF năm nay, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba dự kiến sẽ nêu lên sự lo ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây ở biển Đông.
Theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), ông Gemba sẽ thúc ép các bên liên quan làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình và nhanh chóng thúc đẩy các giải pháp ngoại giao cho cuộc tranh chấp. Động thái này sẽ được các nước ASEAN hoan nghênh nhưng chắc chắn khiến quan hệ Nhật - Trung thêm căng thẳng.

Bài báo nhận định rằng Nhật Bản có 2 nỗi lo lớn ở biển Đông. Một là căng thẳng có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn, đe dọa làm gián đoạn giao thông hàng hải. Đây là diễn biến không có lợi cho Nhật Bản do biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng để đưa hàng hóa Nhật Bản đến những thị trường hấp dẫn ở Đông Nam Á và châu Âu.

Nỗi lo còn lại là nếu để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở biển Đông, nước này có thể lặp lại “chiêu thức” này ở biển Hoa Đông, nơi Tokyo và Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền, đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao và quân sự nghiêm trọng trong quan hệ song phương. Hai nỗi lo nói trên giúp lý giải cho quyết tâm của Nhật Bản trong việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng ở biển Đông thông qua các diễn đàn đa phương và sự cam kết tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á.

Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản về an ninh hàng hải

Các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản hôm 10-7 cho biết nước này sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao đặc biệt với ASEAN để bàn về việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải vào năm 2013 trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường khả năng hải quân tại các vùng biển châu Á. Theo hãng tin Kyodo, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba dự kiến sẽ thông báo kế hoạch nói trên tại cuộc gặp với các ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia trong ngày 11-7.

Tại hội nghị cấp cao về an ninh hàng hải nói trên, hai bên dự kiến sẽ ra một thông cáo chung về vấn đề tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, đồng thời phác thảo những nét chính của kế hoạch hành động sau đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo