xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc dòm ngó Balkan

LỤC SAN

Tham vọng của Trung Quốc ở Balkan đã tạo ra khả năng xung đột với các dự án của Liên minh châu Âu

Ngoài các khu vực châu Phi, Nam Mỹ và Trung Á, Trung Quốc còn đang để mắt tới Balkan. Trong đó, Serbia đã từng được Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là tâm điểm của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" trị giá 900 tỉ USD.

Hứa hẹn

Đến thành phố công nghiệp Smederevo nằm trên dòng sông Danube, cách thủ đô Belgrade khoảng 45 km về phía Đông, trong chuyến thăm Serbia năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa sẽ rót tiền xây dựng đường sá và đường sắt để tạo ra một hành lang vận chuyển hàng hóa Trung Quốc đến các thị trường Tây Âu.

Trên thực tế, lời hứa của ông Tập trước tiên đã cứu 5.200 việc làm ở Smederevo - thành phố 100.000 dân phụ thuộc vào nhà máy thép hàng thập kỷ nay. Tập đoàn HBIS của Trung Quốc đã mua nhà máy này với giá 46 triệu euro mặc dù Công ty Mỹ U.S. Steel đã bán cho chính phủ Serbia năm 2012 với giá tượng trưng 1 USD.

Báo The New York Times nhận định điều đó có nghĩa là Trung Quốc bắt đầu công cuộc làm ăn trên mạn sườn phía Đông Nam châu Âu. Được gọi là "con đường tơ lụa mới", tuyến đường nêu trên sẽ chạy từ Trung Quốc đến Đức, thông qua cảng Piraeus ở Hy Lạp, chạy qua khu vực Balkan.

Có thể nói, tham vọng của Trung Quốc ở Balkan đã tạo ra khả năng xung đột với các dự án của Liên minh châu Âu (EU) trong khu vực, còn các nước như Serbia nằm ở tâm điểm cuộc va chạm này. Điều đáng nói là chiến lược của Trung Quốc cũng nhằm lợi dụng mối quan hệ có vấn đề của EU với các nước Balkan đang tìm cách gia nhập khối này - gồm Albania, Bosnia & Herzegovina, Kosovo, Macedonia, Montenegro và Serbia - đồng thời phát tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang nhắm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình vào tận trong lòng châu Âu trong khi Mỹ rút khỏi vũ đài thế giới.

Vậy thì Serbia được lợi gì? Trong chuyến thăm kể trên, ông Tập Cận Bình từng khẳng định Trung Quốc sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm, cải thiện mức sống và nâng mức tăng trưởng kinh tế của Serbia lên. Quan trọng hơn, Serbia thắt chặt được sự ủng hộ của Bắc Kinh trước áp lực của EU buộc phải công nhận độc lập của Kosovo.

"Không hề trơ trẽn hay sai trái khi nói rằng Serbia là đối tác chính của Trung Quốc ở châu Âu" - Bộ trưởng Xây dựng, Vận tải và Cơ sở hạ tầng Serbia Zorana Mihajlovic thừa nhận.

Trung Quốc dòm ngó Balkan - Ảnh 1.

Từ phải sang trái: Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic đến thăm Nhà máy Thép ở Smederevo - Serbia tháng 6-2016 Ảnh: THX

Nguy cơ nợ nần

Dư luận thế giới e ngại rằng tham vọng của Trung Quốc sẽ khiến các nhà lãnh đạo những nước như Serbia bám giữ lấy quyền lực, để cho đất nước ngập chìm trong nợ nần và mắc kẹt với những dự án có hại cho môi trường trong khi những lời hứa của ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm nêu trên chưa biết bao giờ mới được thực hiện.

Thực vậy, Serbia nhiều khả năng đang phải gánh những món nợ khổng lồ. Hầu hết các khoản đầu tư đều là những khoản nợ từ các ngân hàng Trung Quốc, với lãi suất 2%-2,5% trong vòng 20-30 năm. Đến nay, Trung Quốc đã cho Serbia vay khoảng 5,5 tỉ euro để xây dựng cầu, đường cao tốc và đường sắt.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang rót tiền vào các nước láng giềng của Serbia - động thái làm dấy lên nỗi e sợ rằng sự hào phóng của Bắc Kinh ở các nước Balkan không chỉ liên quan đến kinh doanh mà còn là địa chính trị nữa. Bộ trưởng Mihajlovic nhấn mạnh Bắc Kinh đang bảo vệ quyền lợi của Serbia trên thế giới. 

Bà Mihajlovic còn ca ngợi Trung Quốc vì đã không công nhận điều bà gọi là "tuyên bố độc lập bất hợp pháp của Kosovo". Trong khi đó, công nhận chủ quyền của một tỉnh có đa số người Albania từng thuộc về Serbia là một đòi hỏi chủ chốt mà EU đưa ra để Belgrade có thể gia nhập khối này.

Trung Quốc cũng đã cho Montenegro vay mượn hàng trăm triệu USD; cho hàng ngàn công nhân nước này xây dựng đường cao tốc chiến lược mà tốn kém nối liền Belgrade và cảng Bar của Montenegro trên biển Adriatic.

Trong khi Trung Quốc để mắt đến Balkan, EU còn là một thế lực mạnh nhất ở khu vực và các dự án của khối này vẫn đang tiến triển. Riêng trong trường hợp của Serbia, các nhà tài trợ truyền thống là Nga và các nước thành viên EU, như Đức, đã yêu cầu Belgrade thay đổi phong cách quản lý đất nước để nhận được nguồn kinh phí tài trợ. Brussels đã đưa ra một loạt thay đổi về tư pháp, chính trị và kinh tế là điều kiện để Serbia có thể gia nhập EU.

Còn Nga, với mục tiêu tìm cách giữ chân Serbia càng xa phương Tây càng tốt, đã hứa hẹn cung cấp vũ khí và năng lượng với giá ưu đãi nhằm ngăn chặn các lực lượng NATO Kosovo và Montenegro, đã gia nhập EU hồi tháng 5 năm nay. 

Bị hút vào "hố rắn" chính trị Trung Đông

Tuần qua quả là bận rộn với Trung Quốc. Ngay sau khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 9 ở TP Hạ Môn, Bắc Kinh tiếp tục chào đón các quốc gia Ả Rập tham dự một hội nghị kinh tế và thương mại quy mô lớn.

Diễn đàn Kinh tế - Thương mại (EXPO) Trung Quốc và các nước Ả Rập lần 3 được tổ chức tại khu tự trị Ninh Hạ thu hút đại diện từ 47 quốc gia và khu vực. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sự kiện này là nền tảng quan trọng để hai bên xây dựng sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Theo Tân Hoa Xã, thương mại giữa Trung Quốc và Ả Rập đạt 171,14 tỉ USD vào năm 2016 và các thỏa thuận dự án trị giá 40 tỉ USD đã được ký kết giữa hai bên, tăng 40,8% so với năm 2015. Đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc vào các nước Ả Rập cũng tăng 74,9%. Tài liệu "Báo cáo chính sách Ả Rập của Trung Quốc" cho thấy các quốc gia Ả Rập đã trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc, đứng đầu là Ả Rập Saudi. Giới quan sát nhận định đây là sự phản ứng rõ ràng nhất về việc các mối quan hệ của Trung Quốc chủ yếu được định hình bằng cơn khát dầu mỏ của nền kinh tế số 2 thế giới.

Từ năm ngoái, Trung Quốc đã đàm phán về một hiệp định thương mại tự do với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng đang nổ ra giữa Qatar và các nước Ả Rập khác do Ả Rập Saudi dẫn đầu, Bắc Kinh được cho là muốn giữ thái độ trung lập. Theo các chuyên gia, với quan điểm đặt lợi ích phát triển kinh tế lên trên hết, dù muốn hay không, Trung Quốc vẫn có thể bị hút vào "hố rắn" của chính trị Trung Đông.

Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo