xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đau đầu với chuyện trả đũa thương mại Mỹ

P.Võ (Theo AP, Business Insider)

(NLĐO) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đi thăm một nhà máy xử lý đất hiếm trong động thái được cho là nhằm tìm kiếm cách thức trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang leo thang.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho rằng đất hiếm - được sử dụng trong xe điện, điện thoại di động và các công nghệ khác - là "nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng". Thông điệp được phát đi là rõ ràng: Vai trò là nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới của Bắc Kinh là một đòn bẩy đối với Washington.

Cho đến giờ, Trung Quốc được cho là vẫn nỗ lực kiềm chế trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, chỉ trả đũa bằng hình thức thuế quan "ăn miếng trả miếng". 

Dù vậy, chuyến đi trên cho thấy Bắc Kinh đang tìm kiếm những phương thức mới để ép Washington xuống thang hoặc tìm giải pháp chấm dứt xung đột thương mại. Cái khó ở đây là các lựa chọn đáp trả của Trung Quốc đều tiềm ẩn những tổn thất về kinh tế, chính trị và không có gì bảo đảm chúng phát huy hiệu quả. 

Vũ khí đất hiếm

Hôm 20-5, ông Tập Cận Bình cùng Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng phái đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc đi thăm một công ty sản xuất đất hiếm ở tỉnh Giang Tây.

Những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa xem vị thế của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm là vũ khí tiềm tàng để đối phó Mỹ. 30% trữ lượng đất hiếm toàn cầu nằm tại Trung Quốc nhưng hầu hết sản lượng trên thế giới đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. 

Trung Quốc đau đầu với chuyện trả đũa thương mại Mỹ - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình thăm một công ty sản xuất đất hiếm ở tỉnh Giang Tây hôm 20-5. Ảnh: Tân Hoa Xã

Năm 2010, một số người trong ngành công nghiệp đất hiếm cho biết các chuyến hàng đến Nhật đả bị ngưng lại sau khi Tokyo bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đâm tàu vào tàu tuần duyên Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Bắc Kinh khi đó bác bỏ cáo buộc họ ra tay hạn chế xuất khẩu đất hiếm để trả đũa Tokyo.

Dù vậy, một bước đi như thế nhằm vào Mỹ, nếu có, đe dọa khiến khách hàng xa lánh Trung Quốc cũng như làm gia tăng sức ép chính trị trong việc mở rộng sản xuất đất hiếm ở Mỹ và những nước khác.

"Tấn công" hãng công nghệ Apple

Apple thuộc số ít công ty Mỹ chịu nhiều tổn thương bởi chiến tranh thương mại, một phần vì công ty này dựa vào các nhà máy ở Trung Quốc để lắp ráp các mẫu điện thoại iPhone mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho họ.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 3 của Apple, sau Mỹ và châu Âu, mang lại 20% doanh số cho công ty trong năm tài chính vừa qua.

Nhờ nỗ lực vận động của giám đốc điều hành Apple Tim Cook, iPhone cho đến giờ vẫn chưa chịu tác động bởi cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung.

Trung Quốc đau đầu với chuyện trả đũa thương mại Mỹ - Ảnh 2.

Ông Tim Cook, giám đốc điều hành Apple, tại một cửa hàng của Apple tại TP Thượng Hải - Trung Quốc hồi tháng 10-2018. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, quyết định cấm bán công nghệ Mỹ cho Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei (Trung Quốc) của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể khiến Apple bị vạ lây. 

Trong kịch bản cứng rắn nhất, Bắc Kinh có thể cho bố ráp các nhà máy lắp ráp thiết bị Apple hoặc áp đặt những hạn chế đe dọa làm gián đoạn chuỗi cung ứng của công ty tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu tổn thất nếu nhằm vào Apple. Khoảng 1,4 triệu người được cho là đang làm việc tại các nhà máy lắp ráp sản phẩm của Apple ở Trung Quốc.

Apple hồi năm 2017 cho rằng hoạt động kinh doanh của họ góp phần tạo ra hoặc hỗ trợ 4,8 triệu công ăn việc làm tại Trung Quốc. Ngoài ra, theo một số chuyên gia, bất kỳ hành động "tấn công" trực tiếp nào vào Apple có thể khiến các công ty và nhà đầu tư Mỹ khác chùn chân trong việc mở rộng hoạt động tại Trung Quốc. 

Trong trường hợp đó, Bắc Kinh có thể âm thầm gây khó dễ cho Apple bằng cách khuyến khích người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay iPhone, chuyển sang sử dụng điện thoại trong nước.

Bán tháo trái phiếu Mỹ

Trung Quốc đau đầu với chuyện trả đũa thương mại Mỹ - Ảnh 3.

Sở giao dịch chứng khoán New York. Ảnh: Bloomberg

Một phương thức cũng thường được nói đến là bán trái phiếu Mỹ. Hồi tháng 3 qua, Bắc Kinh đã bán 20 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ - lần bán trái phiếu Mỹ có giá trị lớn nhất của Trung Quốc trong hơn 2 năm qua.

Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của chính phủ Mỹ khi nắm hơn 1,2 ngàn tỉ USD trái phiếu. Việc Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ sẽ làm suy yếu đồng USD và tăng chi phí vay nợ của Mỹ, từ đó làm gián đoạn đáng kể nền kinh tế hàng đầu thế giới này. 

Dù vậy, rất khó có khả năng Trung Quốc tiến hành bước đi trên. Trước hết, Bắc Kinh cần dự trữ đồng USD cho các giao dịch quốc tế của mình. Bán trái phiếu của Mỹ cũng có thể khiến đồng nhân dân tệ mạnh lên, từ đó làm hàng xuất khẩu Trung Quốc trở nên đắt hơn và khó bán hơn...

Những "chiêu" khác


Trung Quốc đau đầu với chuyện trả đũa thương mại Mỹ - Ảnh 4.

Hàng hóa xuất khẩu tại một cảng ở tỉnh Giang Tô - Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Trung Quốc vẫn còn chưa áp thuế lên hàng chục tỉ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Cho đến giờ, Bắc Kinh mới đánh thuế đối với 110 tỉ USD hàng Mỹ, so với con số 250 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế. Dựa vào kim ngạch thương mại song phương vào năm ngoái, Trung Quốc vẫn còn có thể tung "chiêu" tương tự lên khoảng 45 tỉ USD hàng Mỹ còn lại.

Tuy nhiên, một bước đi như thế có thể làm tăng chi phí những công nghệ, nguyên liệu thô mà các ngành công nghiệp nước này đang cần để phát triển.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn có thể trả đũa thông qua việc làm khó doanh nghiệp Mỹ bằng các quy định, luật lệ, như điều tra về thuế, an toàn, chống độc quyền, môi trường...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo