xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Nga gay gắt ở Libya

H.Bình (Theo Hoàn cầu, Reuters)

(NLĐO) – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Nga đang kiểm soát cuộc xung đột Libya ở cấp độ cao nhất trong lúc căng thẳng giữa Ankara và Moscow chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thông tin trên được tờ nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ trích dẫn hôm 15-2. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện bị cuốn vào cuộc chiến ngôn từ xung quanh vấn đề Syria. 

Tương tự, ở Libya, Ankara ủng hộ Chính phủ hiệp thương Quốc gia (GNA) do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn có trụ sở tại Tripoli, trong khi Nga ủng hộ tướng Khalifa Haftar - người đứng đầu lực lượng đối lập Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ủng hộ chính quyền tại miền Đông Libya.

Cuộc chiến ngôn từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ xoay quanh Libya - Ảnh 1.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong buổi gặp các thành viên đảng AK cầm quyền ở Istanbul. Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lặp lại cáo buộc rằng công ty an ninh Nga Wagner đang hỗ trợ ông Haftar dù Moscow phủ nhận. 

Nói với các nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ sau chuyến thăm Pakistan trong tuần này, ông Erdogan tỏ ra khó chịu: "Họ quản lý công ty Wagner. Thế mà họ vẫn đứng đó và nói rằng "không hề có dây mơ rễ má" gì với nhau".

Wagner là công ty tư nhân đã triển khai nhiều lính đánh thuê tới Ukraine, Syria, Sudan và gần đây nhất là Cộng hòa Trung Phi. Cái tên Wagner bắt đầu nổi lên từ năm 2017, khi có nhiều thông tin cho biết các trung đội lính đánh thuê của công ty này hoạt động tích cực gần khu vực có nhiều mỏ dầu và đường ống tại Syria.

Ông Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ GNA như một phần của thỏa thuận an ninh được ký kết vào cuối năm ngoái. Ông Erdogan cũng "chĩa họng súng" vào phương Tây vì ủng hộ tướng Haftar nhưng không nêu cụ thể quốc gia nào. "Phương Tây vẫn hỗ trợ người đàn ông này (tướng Haftar). Ông ta được cung cấp vũ khí, đạn dược và tiền bạc" – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Cuộc chiến ngôn từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ xoay quanh Libya - Ảnh 2.

Xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, Syria. Ảnh: AP

Trước đó, cũng trong ngày 15-2, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu chỉ trích sự can thiệp rất nguy hiểm của một số nước vùng Vịnh trong Hội nghị An ninh Munich (Đức). Các quốc gia này tin rằng dân chủ ở một quốc gia Ả Rập hoặc trong khu vực này là mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của chính họ, nhà ngoại giao hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm. Tướng Haftar nhận được hỗ trợ từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi và Ai Cập, những quốc gia có quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, kênh truyền hình NTV dẫn lời Ngoại trưởng Cavusoglu nêu rõ: "Những khác biệt trong quan điểm tại Syria không nên ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Tình hình tại tỉnh Idlib cũng sẽ không tác động tới thỏa thuận tên lửa S-400".

Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15-2 bác bỏ các cáo buộc của Nga rằng nước này bỏ qua các thỏa thuận nhằm làm giảm leo thang căng thẳng với Nga và Iran ở tỉnh Idlib. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ có hành động quân sự trong khu vực nếu các nỗ lực ngoại giao với Moscow thất bại.

Hồi năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, vốn là phe đối lập trong cuộc chiến Syria, đã đồng ý thiết lập một "khu vực xuống thang căng thẳng" ở Idlib. Thế nhưng, cái bắt tay đó đã bị phá vỡ bởi cuộc tấn công của chính phủ Syria, khiến 13 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong hai tuần qua.

thổ

Thổ Nhĩ Kỳ đang điều động hàng loạt phương tiện chiến đấu đến khu vực biên giới giáp ranh với Idlib. Nguồn: HOÀN CẦU

Idlib dường như là "vết thương" nặng nề nhất của cuộc nội chiến dai dẳng ở Syria. Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thỏa thuận về việc vô hiệu hóa lực lượng nổi dậy ở Idlib. Nga và Syria cho biết chiến dịch tại đây nhằm vào những tay súng nổi dậy, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc họ nhằm vào cả dân thường. Đáp trả những lời tuyên bố đó, Tổng thống Recep Erdogan cảnh báo khả năng các máy bay chiến đấu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đụng độ ở Idlib.

Ông Erdogan đã thảo luận về tình hình trong các cuộc gọi điện thoại riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 12-2 và Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15-2, nhưng chưa có đột phá về mặt ngoại giao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo