18/03/2022 11:35

Tín hiệu lạc quan cho hòa bình ở Ukraine

(NLĐO) - Giới chức Ukraine cho hay sẽ mất khoảng vài ngày đến 1,5 tuần để Kiev - Moscow đạt được một thỏa thuận hòa bình và lãnh đạo hai nước cũng sẽ gặp nhau.

Tín hiệu đáng mừng có thể đi đến kết thúc xung đột tại quốc gia 44 triệu dân được Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mikhailo Podolyak tiết lộ hôm 17-3.

"Sẽ mất khoảng vài ngày đến 1,5 tuần để Kiev và Moskva đạt được một thỏa thuận hòa bình" - trang mạng trực tuyến Liga.net của Ukraine dẫn lời ông Mikhailo Podolyak nhấn mạnh - "Chúng tôi muốn sửa đổi chi tiết của kế hoạch cụ thể liên quan đến hoạt động rút quân của Nga khỏi Ukraine trong thỏa thuận hòa bình".

Cố vấn Podolyak, thành viên trong phái đoàn của Ukraine tham gia đàm phán với Nga, còn tiết lộ, nếu thỏa thuận được hai bên ký kết sẽ cho phép Ukraine và Nga chấm dứt giai đoạn khốc liệt của cuộc xung đột hiện nay.

Cố vấn Podolyak cũng gợi ý Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể gặp nhau ‘trong những tuần tới’ khi thỏa thuận hòa bình được ký kết, theo RT.

Tín hiệu lạc quan cho hòa bình ở Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky có thể gặp nhau trong vài tuần tới. Ảnh: AP.

"Ngay sau khi thỏa thuận hòa bình được ký kết, chúng tôi sẽ bắt đầu tổ chức cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia Ukraine và Nga"- ông Podolyak nói thêm - "Cuộc gặp có thể diễn ra trong những tuần tới. Địa điểm tổ chức cuộc gặp đối với chúng tôi không quan trọng, ở đâu cũng được ngoại trừ trên chính nước Nga".

Cũng trong ngày 17-3, trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Tổng thống Zelensky cho biết đã trao đổi với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh đến việc "tiếp tục đối thoại hòa bình".

Trong khi đó, trong cuộc điện đàm cùng ngày với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhắc lại lời mời các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine tới hội đàm tại Istanbul hoặc Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông cáo báo chí của Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó nêu rõ: "Hai nhà lãnh đạo đã đạt được đồng thuận về một số vấn đề cần thiết trước khi tổ chức hội đàm cấp nguyên thủ quốc gia. Chiến tranh không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào và cần tạo cơ hội cho giải pháp ngoại giao. Cần thiết phải mở các hành lang nhân đạo hiệu quả và thông suốt ở cả hai hướng".

Trước cuộc toạ đàm giữa ông Putin và ông Erdogan, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Mevlut Cavusoglu và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba cũng đã có buổi trao đổi. Kiev hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác đảm bảo an ninh cho Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột với Nga.

"Chúng tôi tin tưởng rằng đây là thời điểm chuẩn bị cơ sở cho một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine nhằm đi đến hoà bình, chấm dứt xung đột" - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh.


Bằng Hưng

Tin liên quan

Viết bình luận

Tiết lộ danh tính chủ tọa phiên tòa, ông Donald Trump lo lắng “không công bằng”
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Danh tính vị thẩm phán chủ toạ phiên tòa xét xử ông Donald Trump đã được tiết lộ, trong khi cựu tổng thống thứ 45 nước Mỹ lo lắng “không thể có phiên tòa công bằng ở New York”.
EU bất ngờ cảnh báo Trung Quốc về tình hình Ukraine
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Trong một động thái cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) dự kiến "đánh giá lại và giảm rủi ro" khi đề cập tới mối quan hệ giữa hai bên.
Gia đình cầy mangut tấn công trăn khủng để giải cứu đồng loại
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Một con trăn lớn đã chọn nhầm con mồi để săn và phải đối mặt với hậu quả khủng khiếp là bị tấn công không thương tiếc bởi gia đình cầy mangut.
Đài CNN: Ông Trump bị bất ngờ, hé lộ thời điểm ra tòa
3 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Bản cáo trạng từ đại bồi thẩm đoàn New York khiến cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với hơn 30 tội danh liên quan đến gian lận kinh doanh…
Thổ Nhĩ Kỳ “lơ” Thụy Điển, mở đường cho Phần Lan vào NATO

Thổ Nhĩ Kỳ “lơ” Thụy Điển, mở đường cho Phần Lan vào NATO

(NLĐO) - Thổ Nhĩ Kỳ phê duyệt đơn của Phần Lan, trong khi “làm ngơ” với Thụy Điển trong việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).