xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thúc đẩy CPTPP sớm có hiệu lực

THU HẰNG

Singapore trở thành nước mới nhất phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường tiếp tục dẫn đầu xu thế ở nhiều nơi, trái chiều với chủ nghĩa bảo hộ đang được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi.

Củng cố giao thương

Singapore hôm 19-7 trở thành nước mới nhất phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong khi nhiều thành viên khác như Úc, New Zealand và Việt Nam đang thúc đẩy để thông qua hiệp định trước cuối năm nay. Trước Singapore, Mexico và Nhật Bản cũng phê chuẩn thỏa thuận thương mại bao phủ một thị trường hơn 500 triệu dân với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 10 ngàn tỉ USD này giữa lúc chủ nghĩa bảo hộ thương mại trỗi dậy.

Bộ trưởng Công Thương Singapore, ông Chan Chun Sing, khẳng định hiệp định chất lượng cao này sẽ bổ sung vào mạng lưới hiệp định thương mại tự do song phương hiện tại của Singapore, củng cố giao thương với các nước châu Á - Thái Bình Dương và tạo ra dòng chảy xuyên suốt về hàng hóa - dịch vụ - đầu tư. "Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và các yếu tố chống toàn cầu hóa, CPTPP truyền tải thông điệp mạnh mẽ về cam kết của chúng ta với tự do hóa thương mại và hệ thống mậu dịch dựa trên luật lệ" - ông Chan nhấn mạnh.

Nhiều thành viên của hiệp định cũng đang đẩy mạnh tiến độ phê chuẩn. Trong đó, thủ lĩnh Đảng Bảo thủ Andrew Scheer hôm 19-7 kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau triệu tập quốc hội Canada tiến hành phiên họp khẩn cấp để phê chuẩn CPTPP. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Công Thương cũng đang hoàn thiện hồ sơ để trình quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay. Về việc mở rộng thành viên của CPTPP, nữ phát ngôn viên này khẳng định các nước có thể tham gia sau khi hiệp định đi vào triển khai trên cơ sở có sự chấp nhận các tiêu chuẩn và được các nước thành viên CPTPP đồng thuận.

Một loạt thông tin trên được đưa ra giữa lúc các trưởng đoàn đàm phán của 11 thành viên CPTPP nhóm họp tại thị trấn Hakone, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) để bàn về tiến độ phê chuẩn của từng thành viên. Theo báo Mainichi, tại phiên họp kéo dài 2 ngày 18 và 19-7 này, các nhà đàm phán đã nhất trí bắt đầu thảo luận với những thành viên mới tiềm năng vào năm 2019 về chuyện kết nạp một khi hiệp định thương mại tự do này có hiệu lực. Các thành viên CPTPP đều thống nhất tìm kiếm khu vực thương mại tự do mở rộng hơn để chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Thúc đẩy CPTPP sớm có hiệu lực - Ảnh 1.

Các nhà đàm phán CPTPP chụp hình tập thể tại kỳ họp ở thị trấn Hakone, tỉnh Kanagawa - Nhật Bản ngày 19-7Ảnh: KYODO

Tín hiệu mạnh

Thái Lan, Indonesia, Colombia, Hàn Quốc và Đài Loan được cho là đang sẵn sàng gia nhập hiệp định được 11 thành viên ký kết hồi tháng 3 này. CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi ít nhất 6 nền kinh tế hoàn thành các thủ tục trong nước để thông qua. Các nước thành viên sẽ thành lập ủy ban chuyên trách để xây dựng quy trình kết nạp thành viên mới.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng đề cao sự quan tâm của Anh đối với CPTPP và nhấn mạnh Tokyo sẵn sàng chia sẻ những thông tin cần thiết. Bình luận này được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liam Fox bày tỏ sự sẵn sàng của London để tham gia vào hiệp định này sau khi nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3-2019.

Sau khi phê chuẩn CPTPP, Nhật Bản trong tuần này tiếp tục có một bước đi quyết đoán thể hiện nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại giữa lúc thị trường toàn cầu đang gặp nhiều sức ép từ phía Mỹ. Hôm 17-7, Tokyo đã ký kết hiệp định thương mại song phương lớn nhất từ trước tới nay với EU, trong đó hai bên cam kết sẽ giảm hầu hết hàng rào thuế quan song phương, lên đến 99% cho các hàng hóa nhập khẩu từ Nhật và từ 94%-99% theo lộ trình cho các sản phẩm từ EU. Đánh giá về hiệp định bao phủ 600 triệu dân và gần 1/3 nền kinh tế toàn cầu nói trên, ông Ross Denton từ hãng luật Baker McKenzie cho biết đây là một tín hiệu mạnh tới chính quyền Washington rằng EU và Nhật Bản, 2 đối tác thương mại lớn của Mỹ, đều nhận thấy lợi ích của việc dỡ bỏ thuế quan và sẽ giảm chứ không tăng thuế. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo