xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam

LỤC SAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hiệp Quốc

Hội nghị Thượng đỉnh G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) khai mạc ở thành phố cảng Hamburg - Đức hôm 7-7, với các chủ đề thảo luận chính: khủng bố, thương mại và biến đổi khí hậu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam bắt đầu tham dự các hoạt động của hội nghị.

Ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu

Được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hiệp Quốc, trong đó ưu tiên các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã và đang lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm tới 25% nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của quốc tế...

Với vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; đang phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội và tài chính. Thủ tướng hoan nghênh G20 đã nhất trí cam kết nỗ lực bảo đảm việc quản lý, sử dụng hiệu quả và trách nhiệm tài nguyên nước; đề nghị G20 và cộng đồng quốc tế nâng cao trách nhiệm, ý thức tự cường, nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế và phối hợp hành động hiệu quả, tăng cường hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.


Thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg - ĐứcẢnh: VGP

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ hy vọng sẽ tìm được "những thỏa hiệp và câu trả lời" cho một loạt vấn đề trong 2 ngày hội nghị.

Hãng tin AP nhận định các nước ít có bất đồng về cuộc chiến chống khủng bố nhưng triển vọng tìm được tiếng nói chung về biến đổi khí hậu và thương mại lại không cao. Theo Reuters, các nhà lãnh đạo G20 đã chuẩn bị cho cuộc đàm phán khó khăn với Tổng thống Mỹ Donald Trump về 2 vấn đề gai góc là biến đổi khí hậu và thương mại.

Bất đồng về bảo hộ thương mại

Hội nghị G20 lần này diễn ra vào thời điểm có những thay đổi lớn trong bức tranh địa chính trị toàn cầu, với chính sách "Nước Mỹ trước hết" của Tổng thống Donald Trump đang đẩy châu Âu và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn.

Một số nguồn tin tiết lộ văn kiện cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến nhấn mạnh Hiệp ước Paris là "không thể đảo ngược", qua đó nêu bật cuộc đối đầu giữa Mỹ và 19 nước còn lại về vấn đề biến đổi khí hậu. Thủ tướng Merkel cũng nhận định ông chủ Nhà Trắng đối mặt với sự cô lập tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 do lập trường của ông về biến đổi khí hậu trong khi nhiều quốc gia quyết tâm thực hiện Hiệp ước Paris.

Bà Merkel cũng thừa nhận đàm phán với Tổng thống Donald Trump về vấn đề này "không hề dễ dàng". Thủ tướng Đức đã gặp tổng thống Mỹ trong suốt 1 giờ hôm 6-7. Còn nhớ sau cuộc gặp trước đó giữa 2 nhà lãnh đạo trong tháng 5, khi ông Donald Trump có chuyến công du châu Âu đầu tiên, bà Merkel tuyên bố Mỹ không còn là đối tác đáng tin cậy nữa và thúc giục châu Âu tự định đoạt số phận của mình. Sau cuộc gặp mới nhất nói trên, tình hình có vẻ chưa có nhiều cải thiện. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel xác nhận Đức và Mỹ vẫn còn "bất đồng đáng kể" về vấn đề khí hậu cũng như thương mại.

Các hội nghị G20 trước đây đều cam kết chống bảo hộ thương mại trong nước. Thế nhưng, lần này khác hẳn khi Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trước hết", thể hiện qua thông tin Washington nhắm đánh thuế vào mặt hàng thép nhập khẩu. Bộ trưởng Gabriel cho rằng biện pháp trên có thể gây ra cuộc chiến tranh thương mại xuyên Đại Tây Dương.

Một số nguồn tin cho rằng ít có khả năng Mỹ sẽ đồng ý nội dung lên án mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong thông cáo chung của Hội nghị G20. Thay vì vậy, văn kiện này có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do thương mại nhưng cũng công nhận quyền tự vệ của các quốc gia chống lại các hoạt động phi cạnh tranh. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo