xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi hộ lan từ Trung Quốc đến Mỹ

Xuân Mai

Các bậc phụ huynh trung lưu và giàu có ở Trung Quốc đang gây sức ép lên con cái trong vấn đề vào học tại các trường đại học danh giá ở Mỹ

Mùa thu năm 2013, Yue Zou, sống tại thị trấn Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang - Trung Quốc quyết định sang Mỹ du học. Bạn trai Zou, khi đó là sinh viên Trường ĐH Pittsburgh tại bang Pennsylvania - Mỹ, tích cực tìm cách giúp cô được vào một trường tốt.

Thủ đoạn tinh vi

Thế nhưng, thay vì giúp Zou trau dồi kiến thức, người bạn trai đã liên hệ một công ty Trung Quốc chuyên săn tìm người thi hộ tại Mỹ -  những người có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi cần thiết để được nhận vào đại học Mỹ. Sau quá trình thương thảo, Zou đồng ý trả công ty này 6.000 USD cho bài thi TOEFL (kiểm tra trình độ tiếng Anh) và 2.000 USD cho bài thi SAT (một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số trường đại học Mỹ). Công ty đã sắp xếp một người vừa tốt nghiệp thi hộ Zou ở bang Pennsylvania. Với điểm số có được, Zou được nhận vào Trường ĐH Bách khoa Virginia mùa thu năm 2014, theo hồ sơ tòa án.

Ông Terry Crawford, người điều hành dịch vụ phỏng vấn video Initialview chuyên giúp các trường đại học Mỹ kiểm tra sinh viên nước ngoài muốn theo học tại đó, nhận định tình trạng thuê người thi hộ đã phổ biến ở Trung Quốc lâu nay. Vì thế, khi ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc muốn đến Mỹ học tập, không có gì khó hiểu khi tệ nạn này lan đến đó thông qua những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ cho biết khách hàng liên hệ với người môi giới trực tuyến để tìm kiếm người thi hộ có “đủ khả năng thi đậu”. Người thi hộ sẽ cung cấp hình ảnh cho bên môi giới để họ chuẩn bị hộ chiếu giả được kết hợp giữa lý lịch của thí sinh thật và hình ảnh người thi hộ.

Một chiêu khác là người môi giới sẽ dùng công nghệ ghép ảnh giữa thí sinh thật và người thi hộ thành một ảnh chung giữa 2 người. Người thi hộ sau đó sẽ dùng hộ chiếu giả để tham gia kỳ thi. Theo trang Business Insider, bên môi giới sẽ thu phí khách hàng dựa trên loại bài thi, địa điểm thi, chi phí đi lại của người thi hộ và số điểm muốn đạt được. Khách hàng chỉ trả tiền nếu kết quả kỳ thi đáp ứng những gì mà trường đại học đang tìm kiếm.

 

Nạn thi hộ đã lan đến Mỹ khi ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc muốn đến nước này học tập Ảnh: AP
Nạn thi hộ đã lan đến Mỹ khi ngày càng có nhiều sinh viên Trung Quốc muốn đến nước này học tập Ảnh: AP

 

Khó phát hiện

Vào mùa xuân năm ngoái, Zou cùng bạn trai và 13 người Trung Quốc khác đang hoặc từng học tại các trường đại học Mỹ bị bắt vì dính đến vụ thi hộ. Sau khi nhận tội vào tháng 2-2016, hầu hết sẽ bị trục xuất. Ông David Hickton, chưởng lý tại miền Tây bang Pennsylvania, nhận định quá trình điều tra cho thấy quy mô rộng lớn của vụ lừa đảo. Vấn đề là khả năng phát hiện những vụ như thế còn thấp. Vụ gian lận của Zou không phải bị phát hiện nhờ những biện pháp an ninh của các cơ quan, tổ chức phụ trách các kỳ thi tuyển. Nó chỉ bị đưa ra ánh sáng sau khi các nhân viên cục nhập cảnh Mỹ phát hiện một hộ chiếu giả và điều tra ngược trở lại.

Mỗi năm, khoảng 300.000 sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học ở Mỹ, trong đó đa số đi bằng con đường thi cử hợp lệ. Dù vậy, vẫn có một số gia đình giàu có muốn mọi chuyện trở nên đơn giản hơn với con mình. Lợi dụng điều này, nhiều công ty môi giới thi hộ đăng quảng cáo công khai tranh giành khách hàng với những hứa hẹn hấp dẫn như chỉ nhận tiền sau khi đạt kết quả... “Các bậc phụ huynh trung lưu và giàu có ở Trung Quốc đang gây sức ép để con cái được vào học tại các trường đại học danh giá ở Mỹ. Vấn đề là nhiều người trong số họ không biết chính quyền Mỹ xử nghiêm những hành vi gian lận thi cử” - luật sư Anna Demidchik tại TP New York nhận định.

 

Trả giá đắt

Nếu bị phát hiện, hậu quả mà các đối tượng thi hộ gánh chịu lớn hơn gấp nhiều lần so với thù lao ít ỏi mà họ nhận được. Fu Xi, 25 tuổi, sinh viên Trung Quốc học tại Trường ĐH Pittsburgh, kiếm được 500 USD mỗi lần làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh cho khách hàng. Sau tốt nghiệp, Fu làm việc tại chi nhánh Ngân hàng Wells Fargo ở bang Oregon. Dù vậy, Fu cuối cùng cũng bị cơ quan chức năng sờ gáy và đã thú nhận hành vi gian lận. Ông Almon Burke, luật sư của Fu, cho biết kế hoạch làm việc trong lĩnh vực tài chính và giấc mơ trở thành công dân Mỹ của Fu giờ đây tan thành mây khói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo