xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới theo dõi sát tình hình Myanmar

Xuân Mai

(NLĐO) - Nhiều lãnh đạo thế giới bày tỏ lo ngại sau khi Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint và các lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bị quân đội bắt giữ vào sáng sớm 1-2.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne hôm 1-2 cho rằng: "Chính phủ Úc quan ngại sâu sắc trước thông tin quân đội Myanmar một lần nữa tìm cách giành quyền kiểm soát Myanmar và bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint".

Nhà ngoại giao hàng đầu Úc nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi quân đội tôn trọng pháp quyền, giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do ngay lập tức cho tất cả lãnh đạo và những người khác đã bị giam giữ trái pháp luật".

Ông John Sifton, giám đốc hỗ trợ khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền, cho rằng Mỹ và các quốc gia khác nên gửi một thông điệp mạnh mẽ bằng cách hủy nới lỏng lệnh trừng phạt và áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc và có định hướng đối với giới lãnh đạo quân sự cũng như các tập đoàn kinh tế lớn của Myanmar. Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, nên thúc giục các quốc gia khác, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản buộc các doanh nghiệp thoái vốn.

Thế giới theo dõi sát tình hình Myanmar - Ảnh 1.

Bà Aung San Suu Kyi cùng những thành viên khác trong đảng cầm quyền NLD đã bị quân đội bắt giữ vào ngày 1-2. Ảnh: Reuters.

Nhà Trắng ngày 1-2 ra thông báo mới nhất liên quan đến tình hình Myanmar. Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo về tình hình. Bà Psaki tuyên bố Mỹ phản đối mọi nỗ lực nhằm thay đổi kết quả cuộc tổng tuyển cử gần đây tại Myanmar hoặc cản trở tiến trình dân chủ tại nước này.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng Mỹ đã cùng các quốc gia khác thúc giục quân đội Myanmar không tiếp tục thực hiện các mối đe dọa đảo chính.

Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, quân đội và đảng đối lập cáo buộc cuộc bầu cử này gian lận. Ủy ban bầu cử Myanmar bác bỏ cáo buộc gian lận phiếu bầu của quân đội khi cho rằng không có sai sót đáng kể nào ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử.

Hôm 30-1, quân đội Myanmar cho biết sẽ bảo vệ và tuân thủ hiến pháp, cũng như hành động theo luật sau khi căng thẳng giữa NLD và lực lượng này làm dấy lên lo ngại về một cuộc đảo chính. Thậm chí, đến chiều 31-1, quân đội Myanmar vẫn tái khẳng định điều này với các đại sứ quán nước ngoài.

Tuy đảng NLD chiến thắng nhưng 1/4 số ghế trong quốc hội Myanmar được dành riêng cho quân đội theo hiến pháp năm 2008. Hiến pháp cũng trao quyền kiểm soát 3 bộ chủ chốt gồm bộ nội vụ, bộ quốc phòng và biên giới cho quân đội Myanmar.

Xe tăng xuất hiện từ tuần trước

Theo báo chí quốc tế, xe tăng đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Naypyitaw từ tuần trước và các cuộc biểu tình ủng hộ quân đội diễn ra tại một số thành phố. Sáng 1-2, nhân chứng cũng cho biết binh sĩ đã xuất hiện trên đường phố của thủ đô Naypyitaw và TP Yangon, đồng thời canh giữ các tòa nhà chính phủ.

myanmar epaefe

Binh lính canh giữ văn phòng chính phủ của vùng Yangon. Ảnh: EPA-EFE


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo