22/10/2019 08:20

Thế giới loay hoay với bài toán thúc đẩy kinh tế

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới đang quan tâm đến ý tưởng tung ra các gói kích thích tài chính để thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Vấn đề là không có nhiều tiếng nói chung trong việc thực hiện bước đi này thế nào.

Nỗi lo kinh tế tăng trưởng chậm lại là một trong những chủ đề chính tại hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Washington - Mỹ cuối tuần qua. Bên cạnh đó, những rủi ro gia tăng, như xung đột thương mại cũng được tập trung thảo luận.

Bà Kristalina Georgieva, người mới nhậm chức Tổng Giám đốc IMF, cho rằng chính sách tài chính phải đóng vai trò chủ động hơn bên cạnh chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Theo trang Bloomberg, quan chức một số nước tỏ ra hưởng ứng thông điệp này.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhận định mọi công cụ, trong đó có chính sách tài chính, cần được sử dụng sau khi không còn nhiều chỗ cho biện pháp nới lỏng tiền tệ. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nhấn mạnh Tokyo đang có các lựa chọn tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình rằng đây là vấn đề cấp thiết lúc này. Bộ trưởng Tài chính Ðức Olaf Scholz lập luận rằng chính phủ Đức vẫn đang đầu tư mạnh mẽ.

Thế giới loay hoay với bài toán thúc đẩy kinh tế - Ảnh 1.

Nỗi lo kinh tế tăng trưởng chậm lại là một trong những chủ đề chính tại hội nghị thường niên của IMF và WB tại thủ đô Washington - Mỹ cuối tuần rồi Ảnh: BLOOMBERG

Việc Mỹ và Trung Quốc vừa nhất trí về giai đoạn đầu của một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương vẫn không đủ trấn an các đại biểu dự hội nghị nói trên. Theo bà Georgieva, vấn đề không chỉ là thuế quan mà là tình trạng không chắc chắn đối với hoạt động giao thương trong tương lai. Giới chức Mỹ và Trung Quốc vẫn còn phải mất nhiều tuần để hoàn tất nội dung những gì đã đạt được. Một nỗi lo khác đến từ sự mơ hồ và mong manh của thỏa thuận Anh rời Liên minh châu Âu (gọi tắt là Brexit).

Không gì lạ khi ông David Malpass, Chủ tịch WB, cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu vào năm tới có thể tránh được kịch bản xấu nhất nếu có được lời giải về bài toán thương mại và vấn đề Brexit. IMF gần đây đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới trong 2 năm 2019 và 2020 (3% và 3,4%).

Theo định nghĩa của IMF, kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái nếu tăng trưởng không quá 2,5%/năm. Tờ Financial Times cảnh báo đây không phải là chuyện quá xa vời nếu các đòn thuế quan ăn miếng trả miếng vẫn tiếp diễn, nhất là trong trường hợp chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên mặt hàng ôtô từ châu Âu.

HOÀNG PHƯƠNG

Tin liên quan

Viết bình luận

Xả súng ở trường tiểu học Mỹ, nhiều học sinh thương vong
8 phút trước 548 1k
(NLĐO) – Người phụ nữ 28 tuổi trang bị nhiều loại vũ khí đã tấn công vào một trường tiểu học, nơi người này từng theo học tại TP Nashville, bang Tennessee - Mỹ.
Kinh tế Mỹ lo trì trệ vì khủng hoảng tín dụng
30 phút trước 548 1k
Những bất ổn gần đây trong hệ thống ngân hàng toàn cầu có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nhưng chưa chắc có tác động tương tự năm 2008
Nhật Bản đòi Trung Quốc thả công dân bị bắt
27/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Tokyo yêu cầu Bắc Kinh thả một công dân Nhật Bản bị bắt và giam giữ từ hồi đầu tháng 3 với cáo buộc “vi phạm luật pháp Trung Quốc”.
Người sáng lập Alibaba Jack Ma trở về Trung Quốc
27/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Ngày 27-3, người sáng lập Tập đoàn Alibaba, ông Jack Ma, đã trở về Trung Quốc và đến thăm ngôi trường ở TP Hàng Châu.
Ông Donald Trump có thể tránh bị truy tố nhờ “bí kíp”

Ông Donald Trump có thể tránh bị truy tố nhờ “bí kíp”

(NLĐO) – Trường hợp của chính trị gia thuộc đảng Dân chủ John Edwards trong quá khứ có thể giúp cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thêm lời bào chữa cho mình.