xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thành viên NATO “bủn xỉn”, Mỹ ứa gan

H.Bình (Theo RT)

(NLĐO) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lập luận rằng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thể mãi là “những người quá giang”, mà phải tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào đầu những năm 2030.

Đề cập đến chuyện 19 thành viên NATO do dự không chịu tăng chi tiêu quốc phòng theo mục tiêu mà NATO đưa ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 13-12 nói: "Không thể có "những người quá giang". Không thể có bất kỳ kế hoạch chiết khấu. Chúng ta phải hợp lực cùng nhau".

Thế nhưng theo RT, trên thực tế, "đi nhờ" trên bộ máy quân sự khổng lồ của Mỹ chính xác là những gì NATO hướng tới. Tổng thư ký đầu tiên của NATO từng nói rõ mục đích của liên minh là "tránh Nga, bắt tay với Mỹ và hạ thấp Đức" và đó chính xác những gì NATO theo đuổi trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Thành viên NATO “bủn xỉn”, Mỹ ứa gan - Ảnh 1.

Các binh sĩ NATO sau khi kết thúc cuộc tập trận hồi tháng 6. Ảnh: REUTERS

NATO không có ngân sách quốc phòng, nhưng các thành viên của tổ chức này cam kết chi tối thiểu 2% GDP của họ cho quốc phòng. Ông Trump nhiều lần kêu gọi các nước thành viên không đáp ứng cam kết đó, ngay cả khi lời kêu gọi của ông đã không làm các đồng minh lâu năm của Mỹ hài lòng.

Chính phủ Mỹ dành 3,5% GDP cho quốc phòng và duy trì một mạng lưới các căn cứ trên toàn cầu. Trước mắt, Đức cam kết sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào đầu những năm 2030 theo mục tiêu mà NATO.

RT cho rằng vấn đề của Lầu Năm Góc không phải là thiếu kinh phí mà là cách tiêu tiền, bởi Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát hồi tháng 7 thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 trị giá hơn 730 tỉ USD.

Thành viên NATO “bủn xỉn”, Mỹ ứa gan - Ảnh 2.

F-35 là chương trình phát triển máy bay đắt nhất lịch sử nhân loại khi tổng chi phí vượt qua con số 1.000 tỉ USD. Ảnh: NEW YORK TIMES

Theo RT, Mỹ "đam mê" các hệ thống vũ khí phức tạp và đắt tiền, song không có nghĩa điều đó tỉ lệ thuận với hiệu quả. Có thể nói đến thất bại của chương trình tiêm kích F-35. Sau gần 20 năm phát triển chương trình này đang vật lộn để thoát khỏi cái bóng "nhiều tiền, lắm tiếng" với những vấn đề kỹ thuật chưa biết khi nào giải quyết xong.

Ông Mark Esper nhấn mạnh NATO không phải là giao dịch, mà "bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau, các giá trị chung và sẵn sàng chia sẻ, đấu tranh vì những điều đó". "Phần lớn thế giới coi Mỹ là đối tác an ninh toàn cầu được lựa chọn. Không chỉ vì khả năng và thiết bị quân sự vượt trội, mà còn vì các giá trị của chúng tôi" – ông Mark Esper nói.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo